Viêm mao mạch dị ứng và tất tần tật những điều cần biết dưới góc nhìn y học hiện đại
Viêm mao mạch dị ứng là gì? Nguyên nhân nào gây viêm mao mạch dị ứng?
Viêm mao mạch dị ứng là căn bệnh tự miễn, gây thương tổn đến hệ thống mao mạch trên cơ thể, phổ biến nhất là ở da, ruột, khớp, thận. Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em (chiếm 70%).
Mặc dù viêm mao mạch dị ứng không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng khiến người bệnh rất khó chịu, mất thẩm mỹ. Biến chứng về hệ tiêu hóa và thận nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể để lại di chứng khó lường.
Viêm mao mạch dị ứng thường gặp ở người cơ địa nhạy cảm, khi tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng làm hệ miễn dịch bị kích thích dẫn đến phản ứng cơ thể giải phóng chất trung gian hóa học gây thương tổn thành mạch, dẫn đến biểu hiện xuất huyết tại nhiều cơ quan. Một số yếu tố gây viêm mao mạch dị ứng (dị nguyên) thường gặp như:
- Virus HIV, viêm gan B, viêm gan C.
- Người mắc bệnh tự miễn như lupus, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren, bệnh viêm ruột, ung thư cũng có thể bị viêm mao mạch dị ứng.
- Do phản ứng với các loại thuốc như: Thuốc kháng sinh như penicillin và thuốc sulfa, thuốc huyết áp, Phenytoin (thuốc chống động kinh) hoặc Allopurinol (dùng cho bệnh gút).
Xuất huyết dưới da là triệu chứng hàng đầu để nhận biết viêm mao mạch dị ứng
Triệu chứng viêm mao mạch dị ứng: Tránh nhầm lẫn với các bệnh tự miễn khác
Viêm mao mạch dị ứng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh Lupus ban đỏ, bệnh dị ứng thông thường,... Dưới đây là những biểu hiện viêm mao mạch dị ứng giúp bạn nhận biết và phát hiện bệnh sớm:
1. Biểu hiện ở da
Xuất huyết là triệu chứng đầu tiên xuất hiện ở hơn 50% các trường hợp mắc bệnh. Cụ thể nốt xuất huyết dưới da có đặc điểm như sau:
Vị trí: Mặt duỗi, mặt gấp của tứ chi, quanh hai mắt cá trong và ngoài, đùi, mông, cánh tay, cẳng tay; ít gặp hơn ở thân mình, nhưng đôi khi có thể xuất hiện ở tai, ống tai, mũi, và bộ phận sinh dục ngoài.
Tính chất: Không ngứa, tổn thương dạng ban xuất huyết do thành mạch bị tổn thương, có dạng chấm, nốt, thường gờ cao hơn mặt da (do thâm nhiễm). Có thể xuất hiện mày đay, bọng nước, bầm máu hoặc ban hoại tử. Tổn thương có thể tăng lên khi đứng lâu, và phù mềm, ấn lõm thường khu trú ở da đầu, vùng quanh hố mắt, tai, mu tay, mu chân, gót chân và đôi khi ở bộ phận sinh dục. Tổn thương thường có tính đối xứng.
Viêm mao mạch dị ứng phổ biến ở mọi độ tuổi, người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh
2. Biểu hiện ở khớp
Khoảng 75% bệnh nhân gặp phải biểu hiện đau khớp với đặc điểm như sau:
- Vị trí: Các khớp gần kề với vị trí của ban xuất huyết như cổ chân, gối, khuỷu, hiếm khi ở cổ tay và bàn tay. Vai, ngón chân và cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng.
- Tính chất: Đau khớp, viêm khớp mức độ trung bình, hạn chế cử động. Tổn thương thường đối xứng và phù quanh khớp, đôi khi kèm đau gân. Tổn thương khớp có thể được điều trị khỏi trong vài giờ hoặc vài ngày và có thể tái phát mà không gây biến dạng khớp. Tổn thương cơ có thể thấy, sinh thiết cơ có thể phát hiện các tổn thương hoại tử trên động mạch cơ.
2. Biểu hiện tiêu hóa
Người bệnh bị đau bụng quanh rốn, đau liên tục, cơn đau tăng lên khi ấn vào, có thể đau thượng vị lan tỏa hoặc khu trú, kèm theo nôn và buồn nôn. Đau kéo dài vài giờ hoặc vài ngày và hay tái phát. Xuất huyết tiêu hóa có thể biểu hiện bằng nôn ra máu, phân đen hoặc có máu, kèm theo đau bụng dữ dội. Người bệnh có thể phải đối diện với nguy cơ: Lồng ruột cấp, thủng đại tràng, giãn đại tràng, viêm tụy cấp,….
Xuất huyết tiêu hóa gây đau bụng, buồn nôn, đi ngoài ra máu,...
3. Biến chứng viêm mao mạch dị ứng
Biến chứng nguy hiểm nhất của viêm mao mạch dị ứng là tổn thương thận với biểu hiện:
- Tiểu ra máu (đại thể hoặc vi thể), protein niệu: Trường hợp protein niệu kéo dài thường phối hợp với tiểu máu vi thể và đôi khi có bạch cầu niệu mà không có nhiễm trùng, xuất hiện sau 1 đến vài tuần hoặc muộn hơn.
- Hội chứng thận hư: Không đơn thuần với các biểu hiện protein niệu > 3g/24h ở người lớn và > 40mg/m2 cơ thể/h ở trẻ em, phối hợp với albumin máu < 30g/l, và có thể kèm tăng huyết áp hoặc suy thận.
- Hội chứng viêm thận cấp: Xuất hiện tiểu máu và protein niệu < 3g/24h ở người lớn, < 40mg/m2/h ở trẻ em, có thể kèm hoặc không kèm suy thận và tăng huyết áp.
- Hội chứng viêm cầu thận tiến triển nhanh: Protein niệu số lượng nhiều không ổn định, tiểu máu và sự suy giảm nhanh chóng chức năng thận. Những bệnh nhân này có tiên lượng rất xấu.
- Suy thận mạn: Là dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh.
Ngoài ra, viêm mao mạch dị ứng còn gây nên các biến chứng khác hiếm gặp hơn như: Đau sưng tinh hoàn, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, nhồi máu cơ tim trên động mạch vành, rối loạn nhịp tim, suy tim sung huyết, tràn dịch màng phổi, xuất huyết phổi, chảy máu não, hôn mê, co giật,….
Làm thế nào để chẩn đoán viêm mao mạch dị ứng?
Để chẩn đoán phân biệt viêm mao mạch dị ứng, bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào các yếu tố sau:
- Triệu chứng lâm sàng: Xuất hiện mẩn da với các ban xuất huyết có thể sờ thấy, phát ban dạng đa hồng cầu
- Tiền sử bệnh lý: Bác sĩ chuyên khoa sẽ hỏi bệnh nhân về các triệu chứng, thuốc đang sử dụng, tiền sử dùng thuốc và các bệnh nhiễm trùng khác.
- Kiểm tra bệnh lý: Xem lại lịch sử bệnh lý của bệnh nhân và thực hiện kiểm tra thể chất.
- Sinh thiết: Lấy mẫu mô hoặc sinh thiết tại các nốt phát ban, sau đó gửi mẫu đến phòng xét nghiệm để phân tích tìm bằng chứng viêm xung quanh mạch máu.
- Xét nghiệm máu: Chỉ định một loạt các xét nghiệm máu, bao gồm xét nghiệm công thức máu toàn bộ, xét nghiệm chức năng thận và gan, và tốc độ máu lắng (ESR) để đo mức độ viêm toàn thân.
Xét nghiệm máu giúp phát hiện định lượng IgE gây dị ứng
Điểm danh các phương pháp điều trị viêm mao mạch dị ứng hiện nay
Nguyên tắc chung của điều trị viêm mao mạch dị ứng là giảm bớt triệu chứng xuất huyết và ngăn chặn biến chứng đến xương khớp, hệ tiêu hóa, thận.
Một số loại thuốc thường được chỉ định điều trị viêm mao mạch dị ứng như sau:
- Vitamin C: Giúp tăng cường sự bền vững của thành mạch, ngăn ngừa xuất huyết.
- Thuốc giảm đau:
+ Nhóm kháng viêm không steroid (NSAID): Được lựa chọn đầu tiên để giảm đau và sưng tại khớp và mô mềm. Lưu ý liều lượng hiệu quả mà không làm tổn hại thêm đến thận ở bệnh nhân có suy thận. NSAID có thể gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, do đó cần sử dụng thuốc dự phòng viêm loét dạ dày.
+ Acetaminophen: Được chỉ định để giảm đau và hạ sốt cho bệnh nhân có đau nhức và sốt do viêm khớp.
- Thuốc Corticoid:
Đây là loại thuốc được chỉ định để điều trị phù dưới da và viêm thận trong viêm mao mạch dị ứng, giúp cải thiện triệu chứng viêm và đau khớp, ngăn ngừa hoặc điều trị biến chứng tại thận. Tuy nhiên, tác dụng phụ của loại thuốc này gây xuất huyết tiêu hóa. Vì vậy, bệnh nhân nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.
- Thay huyết tương:
Áp dụng cho những trường hợp kháng trị với steroid. Phương pháp thay huyết tương có thể được sử dụng để thay thế.
- Phối hợp điều trị:
Viêm mao mạch dị ứng có thể gây tổn thương trên nhiều cơ quan cùng lúc, do đó cần sự phối hợp từ nhiều chuyên khoa để hội chẩn và đưa ra phác đồ điều trị chính xác nhất.
Trong quá trình điều trị bệnh nhân cũng cần lưu ý nên ăn nhạt (để hạn chế biến chứng thận), tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước. Đặc biệt, người bệnh cũng cần thường xuyên khám và làm các xét nghiệm để phát hiện và ngăn chặn biến chứng viêm mao mạch dị ứng.
Tạm kết
Viêm mao mạch dị ứng có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào, trong đó phổ biến là trẻ em, khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn,… Nếu bạn đang nghi ngờ mắc viêm mao mạch dị ứng nên sớm đi thăm khám để tránh biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khớp xương, thận. Bạn mong muốn được chuyên gia tư vấn thêm về tình trạng bệnh lý của mình, vui lòng liên hệ hotline:
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng