Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Khoảng 20% dân số đối mặt với bệnh mề đay
Mề đay, còn gọi là mày đay, là hiện tượng da nổi các mẩn hoặc mảng đỏ một cách đột ngột, thường liên quan đến phản ứng dị ứng của cơ thể. Mề đay thường xuất hiện dưới dạng mẩn đỏ có đường kính từ vài mm đến vài cm, với màu trắng hoặc đỏ. Các vết mẩn này có thể thay đổi hình dạng và kéo dài từ vài phút đến vài giờ, tùy thuộc vào các tác nhân tác động.
Tình trạng ngứa ngáy dữ dội thường xuất hiện trên tay, chân và mặt, tuy nhiên, các khu vực khác như lưng, ngực, và cơ quan sinh dục cũng có thể bị ảnh hưởng. Trong phần lớn các trường hợp, triệu chứng mề đay có thể tự thuyên giảm trong vòng 24 giờ. Đôi khi, mề đay còn xuất hiện cùng với các vết thương trên da và sẽ biến mất khi vết thương lành.
Mề đay là một trong những căn bệnh da liễu phổ biến nhất
Mề đay mãn tính có thể tái phát trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Dù thường không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, mề đay có thể đi kèm với sốc phản vệ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cơ thể. Sốc phản vệ là tình trạng nguy hiểm, có thể gây mất ý thức và đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Khi gặp các triệu chứng như:
- Buồn nôn và nôn.
- Sưng ở miệng, lưỡi, môi, cổ họng hoặc khó thở.
- Lạnh người và ra mồ hôi nhiều.
- Rối loạn nhịp tim.
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Người bệnh cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Những ai có tiền sử dị ứng cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu này để xử lý kịp thời.
Một số triệu chứng điển hình của mề đay
Phân loại mề đay và nguyên nhân gây bệnh
Mề đay xuất hiện khi cơ thể phản ứng với các chất gây dị ứng, khiến Histamine và một số hóa chất khác được giải phóng dưới bề mặt da. Dù nguyên nhân chính xác gây nổi mề đay vẫn chưa được xác định, các yếu tố như hệ miễn dịch, côn trùng đốt hoặc một số loại thuốc có thể kích thích quá trình này.
Mề đay được chia thành nhiều loại, mỗi loại có nguyên nhân khác nhau:
1. Mề đay cấp tính
Mề đay cấp tính xuất hiện và tự giảm trong vòng 6 tuần. Nguyên nhân thường gặp bao gồm thực phẩm, thuốc, côn trùng cắn, nhiễm trùng hoặc một số bệnh lý. Một số loại thực phẩm như các loại hạt, sô cô la, cà chua, một số loại cá, sữa và trái mọng (ví dụ dâu tây) có thể gây phản ứng này. Thực phẩm tươi sống hoặc chế biến sẵn có chứa phụ gia cũng có nguy cơ cao gây mề đay. Một số loại thuốc như Aspirin, thuốc chống viêm không steroid, thuốc huyết áp và thuốc giảm đau có thể gây ra mề đay phù mạch.
Mề đay cấp tính khởi phát sau khi tiếp xúc với các dị nguyên
2. Mề đay mãn tính
Mề đay mãn tính kéo dài hơn 6 tuần và khó xác định nguyên nhân hơn mề đay cấp tính. Phần lớn các trường hợp không xác định được nguyên nhân rõ ràng, được gọi là mề đay mãn tính vô căn. Tuy nhiên, tình trạng này đôi khi liên quan đến bệnh lý về tuyến giáp, viêm gan hoặc một số loại nhiễm trùng như ung thư. Mề đay mãn tính có thể gây phù mạch, ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng như hệ cơ, phổi và tiêu hóa, với các triệu chứng như đau cơ, khó thở và tiêu chảy.
Mề đay kéo dài dai dẳng hơn 6 tháng được gọi là mề đay mãn tính
3. Mề đay vật lý
Mề đay vật lý xuất hiện khi da chịu tác động vật lý như nhiệt độ cao, thấp, đổ mồ hôi nhiều, tập thể dục, ánh nắng mặt trời, hoặc áp lực. Phản ứng này thường chỉ xảy ra tại khu vực bị kích thích và thường biến mất sau khoảng một giờ.
Mề đay nổi lên sau khi chịu tác động của vật lý
4. Mề đay da vẽ nổi
Mề đay da vẽ nổi, hay còn gọi là da vẽ nổi, là dạng mề đay vật lý phổ biến nhất. Nó thường xảy ra sau khi da bị ma sát, vuốt ve, gãi hoặc tiếp xúc với vật nhọn như đầu bút hoặc cành cây. Mề đay da vẽ nổi có thể đi kèm với các dạng mề đay khác và thường tự giảm trong vòng vài giờ hoặc một ngày.
Mề đay vẽ da nổi là một dạng mề đay vật lý
Phương pháp chẩn đoán mề đay phân biệt với các bệnh lý da liễu khác
Việc chẩn đoán mề đay chủ yếu dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và triệu chứng. Bác sĩ có thể hỏi về thực phẩm đã tiêu thụ hoặc các yếu tố mà người bệnh đã tiếp xúc để xác định nguyên nhân gây mề đay.
Ngoài ra, một số xét nghiệm có thể được yêu cầu để hỗ trợ chẩn đoán:
- Xét nghiệm dị ứng da: Đây là phương pháp phổ biến, đặc biệt khi bác sĩ nghi ngờ dị ứng do thực phẩm hoặc thuốc.
- Xét nghiệm máu: Dùng để xác định số lượng máu và protein phản ứng với các chất gây dị ứng, tuy nhiên, kết quả có thể không hoàn toàn chính xác.
- Sinh thiết da: Đôi khi bác sĩ sẽ yêu cầu sinh thiết da nếu nghi ngờ mề đay có liên quan đến bệnh tự miễn hoặc viêm mạch nghiêm trọng.
Ngoài các xét nghiệm, bác sĩ cũng có thể yêu cầu kiểm tra thể chất và xem lại lịch sử bệnh lý để xác định các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Xét nghiệm máu phân biệt mề đay với các bệnh da liễu khác
Phương pháp điều trị nổi mề đay an toàn hiệu quả
Có không ít trường hợp mề đay có thể tự hết sau vài giờ hoặc vài ngày, tuy nhiên số đông người bệnh sẽ bị tái phát liên tục, dẫn đến mề đay mãn tính. Vì vậy, điều trị đúng cách là cần thiết để ngăn ngừa tái phát và giảm thiểu các biến chứng nghiêm trọng. Có nhiều phương pháp và loại thuốc giúp cải thiện triệu chứng mề đay. Một số biện pháp phổ biến bao gồm:
1. Sử dụng thuốc Tây y trong điều trị mề đay
Mề đay thường do cơ thể sản sinh quá nhiều histamin. Do đó, thuốc kháng histamin được sử dụng để kiểm soát triệu chứng. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng viêm, thuốc ức chế miễn dịch và thuốc giảm ngứa. Một số nhóm thuốc thường dùng bao gồm:
- Thuốc kháng Histamin:
Thuốc kháng Histamin không kê đơn giúp ngăn chặn sự giải phóng histamin và cải thiện triệu chứng. Các loại phổ biến bao gồm: Fexofenadine, Desloratadine, Loratadine, Cetirizine,…
Nếu những thuốc này không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc mạnh hơn, như Hydroxyzine Pamoate và Doxepin. Tuy nhiên, các loại này có thể gây buồn ngủ và một số tác dụng phụ khác. Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt với phụ nữ mang thai, người đang cho con bú, hoặc người có các bệnh lý mãn tính.
- Các loại thuốc khác:
Nếu thuốc kháng Histamin không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định thêm các loại thuốc khác như:
+ Corticosteroid đường uống: Giúp giảm sưng, đỏ và ngứa da, nhưng chỉ được dùng trong thời gian ngắn cho các trường hợp nghiêm trọng như phù mạch.
+ Kháng thể đơn dòng Omalizumab: Được tiêm mỗi tháng một lần, dùng cho trường hợp mề đay mãn tính dai dẳng.
+ Thuốc chống trầm cảm Doxepin: Dùng dưới dạng kem bôi ngoài da để giảm ngứa, nhưng có thể gây chóng mặt và buồn ngủ.
+ Thuốc kháng Leukotriene: Thường dùng khi thuốc kháng Histamin không hiệu quả, gồm Zafirlukast và Montelukast.
+ Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Như Tacrolimus hoặc Cyclosporine, giúp ngăn ngừa phản ứng dị ứng, nhưng cần dùng theo chỉ định để tránh tác dụng phụ nghiêm trọng.
Sử dụng bất kì loại thuốc nào trị mề đay cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa
2. Các biện pháp khắc phục mề đay tại nhà
Mề đay có thể trở thành mãn tính, ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống hàng ngày. Để hỗ trợ điều trị và giảm nguy cơ tái phát, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng như bụi, phấn hoa, và ô nhiễm.
- Hạn chế gãi, tránh gây tổn thương da.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu an toàn như cotton hoặc lụa.
- Dưỡng ẩm da bằng kem dưỡng không gây kích ứng hoặc có chiết xuất từ thiên nhiên.
- Lưu ý những thực phẩm có thể gây dị ứng và hạn chế sử dụng.
- Bôi kem chống nắng và bảo vệ da khi ra ngoài.
Ngoài ra, việc bổ sung vitamin C, D và các khoáng chất có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng mề đay. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tác dụng phụ.
Tạm kết
Bài viết đã giúp bạn phân biệt các loại mề đay và gợi ý một số phương pháp điều trị. Mề đay có thể gây biến chứng sốc phản vệ, sưng môi, mắt, hoặc ngất xỉu, người bệnh không nên chủ quan mà cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng