Nổi mề đay mẩn ngứa có cần kiêng gió không? Có nên dùng quạt hay điều hòa không?
Nổi mề đay mẩn ngứa có cần kiêng gió không?
Nổi mề đay là hiện tượng trên da xuất hiện các nốt sần với nhiều hình dạng khác nhau, có thể kích thước nhỏ dạng chấm nhưng cũng có thể to hơn 10cm. Ước tính có khoảng 10 – 20% dân số mắc bệnh mề đay, trong đó đa số các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần trong khoảng 6 tuần, nhưng cũng có nhiều trường hợp bệnh kéo dài mạn tính hoặc thường xuyên tái phát rất khó chịu. Đặc biệt, bệnh còn gây biến chứng sưng môi, phù lưỡi, mi mắt, nguy hiểm nhất là sưng phù cổ họng có thể dẫn đến đột tử nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nhiều người cho rằng khi bị mề đay, cần kiêng gió và kiêng tắm để nhanh khỏi. Tuy nhiên, khoa học hiện đại khẳng định đây là quan niệm chưa chính xác. Lí do là bởi mề đay mẩn ngứa hình thành khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên như: Thay đổi thời tiết, ăn uống thực phẩm gây dị ứng, hóa chất, phấn hoa, lông thú,…. Trong những trường hợp này, chỉ khi bị mề đay mẩn ngứa do thay đổi thời tiết (nóng, lạnh đột ngột) thì người bệnh mới cần kiêng gió hoặc nước, còn những trường hợp khác không cần thiết. Việc kiêng khem quá mức, như không tiếp xúc với gió và ở trong phòng kín quá lâu, có thể khiến da bí bách và đổ nhiều mồ hôi. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, làm tăng cảm giác ngứa có thể dẫn đến nhiễm trùng da.
Đa số các trường hợp nổi mẩn ngứa mề đay không cần kiêng gió, trừ khi xác định rõ nguyên nhân do thời tiết
Bị mề đay mẩn ngứa do thời tiết có nên dùng quạt hay điều hòa không?
Ngoài việc kiêng gió, nhiều người cũng thắc mắc liệu khi bị nổi mề đay do thời tiết có nên sử dụng quạt và điều hòa hay không. Mặc dù quạt và điều hòa đều tạo ra gió nhưng luồng gió nhân tạo này chứa rất ít các tác nhân gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa hoặc khói bụi nên không làm gia tăng mẩn ngứa. Hơn nữa, sử dụng quạt và điều hòa, đặc biệt trong những ngày nắng nóng oi bức, có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu và mồ hôi, tránh tình trạng mề đay trở nặng.
Do đó, người bị mề đay hoàn toàn có thể dùng quạt và điều hòa. Tuy nhiên, cần chú ý giữ cho không khí trong phòng thoáng mát và sạch sẽ.
Dùng quạt hay điều hòa không làm gia tăng mẩn ngứa mề đay
Nổi mề đay mẩn ngứa nên kiêng gì?
Theo các chuyên gia da liễu, để biết chính xác những điều cần kiêng khi bị mề đay, trước tiên cần xác định nguyên nhân gây bệnh. Việc này sẽ giúp người bệnh biết rõ các tác nhân nào cần tránh để không làm tình trạng nặng thêm.
Ngoài ra, khi bị mề đay, người bệnh cần lưu ý tránh những điều sau:
1. Hạn chế gãi ngứa
Ngứa ngáy và khó chịu là các triệu chứng điển hình của mề đay. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế gãi ngứa vì hành động này có thể làm cơn ngứa trở nên dữ dội hơn. Gãi nhiều có thể làm vùng da bị trầy xước, nhiễm khuẩn, khiến tình trạng mề đay trở nên nghiêm trọng. Do đó, điều đầu tiên cần kiêng chính là hạn chế gãi ngứa.
2. Không dùng mỹ phẩm khi đang bị mề đay
Mỹ phẩm có thể là nguyên nhân gây dị ứng và nổi mề đay. Khi cơ thể bạn bị kích ứng với các thành phần trong hóa mỹ phẩm, sẽ dẫn đến tình trạng mề đay và mẩn ngứa. Khi bị mề đay do các nguyên nhân khác cũng không nên dùng mỹ phẩm để giảm ngứa và khó chịu.
3. Không dùng chất kích thích
Chất kích thích từ rượu bia, thuốc lá làm tăng mẩn ngứa
Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá chứa cồn và nicotin, làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Việc sử dụng các chất này khi bị mề đay sẽ khiến tình trạng thêm trầm trọng và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
4. Hạn chế thực phẩm nhiều đạm
Các loại thực phẩm giàu đạm như hải sản, thịt bò, thịt chó chứa nhiều protein lạ, có thể gây ra các phản ứng dị ứng ở những người có cơ địa nhạy cảm. Ngoài ra, những thực phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng, khó hấp thu và chuyển hóa hoàn toàn, dẫn đến nguy cơ tích tụ độc tố, làm mề đay nặng thêm.
5. Kiêng thực phẩm nhiều đường và muối
Không ăn các thực phẩm nhiều đường muối khi đang mắc mề đay
Thực phẩm nhiều đường và muối kích thích hệ thần kinh ngoại biên, làm các vết mề đay trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời, đồ ngọt còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, khiến mụn nhọt và mẩn ngứa khó lành và tăng tỷ lệ tái phát.
6. Hạn chế thực phẩm cay nóng
Thực phẩm cay nóng và đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ gây nóng trong cơ thể, khiến người bệnh cảm thấy bứt rứt và khó chịu. Thực phẩm cay nóng cũng làm da khô và dễ bong tróc.
7. Không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh
Các chuyên gia khuyên người bệnh nên tắm bằng nước ấm và không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh vì điều này có thể gây ra sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, làm kích ứng da và khiến mề đay trở nặng hơn. Đồng thời, khi tắm, người bệnh cũng nên tránh ngâm mình quá lâu để tránh làm da bị khô.
8. Hạn chế tiếp xúc với lông thú
Lông thú là một trong những tác nhân làm gia tăng phản ứng mề đay
Lông động vật là một trong những tác nhân gây dị ứng phổ biến. Nếu chưa xác định được nguyên nhân gây nổi mề đay, bạn nên hạn chế tiếp xúc với vật nuôi để tránh làm tình trạng nặng thêm.
Một số mẹo đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay trên da
Mặc dù đa số trường hợp mắc mề đay không nguy hiểm, nhưng nó gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Để giảm bớt khó chịu, ngứa ngáy do mề đay, bạn nên:
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, và chất liệu thấm hút mồ hôi để tránh tổn thương da.
- Uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm cho da, hạn chế tình trạng khô da.
- Sau khi tắm nên thoa kem dưỡng da có thành phần dịu nhẹ.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để bảo vệ da khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, loại bỏ các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc.
- Thường xuyên vận động thể dục, thể thao, ăn uống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tạm kết
Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Nổi mề đay mẩn ngứa có cần kiêng gió không?”. Nếu tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa kéo dài khiến bạn mệt mỏi, tốt nhất nên đi thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn, không nên để lâu ngày gây nhiễm trùng da và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng