Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
1. Tắm lá khế
Tắm nước lá khế an toàn cho mẹ bầu và trẻ nhỏ
Tắm bằng nước lá khế là phương pháp dân gian phổ biến được nhiều bà bầu tin dùng. Cách này rất phù hợp với những mẹ bầu bị mề đay mẩn ngứa toàn thân. Lá khế có khả năng kháng viêm, giảm ngứa, ức chế vi khuẩn và giúp da hồi phục nhanh hơn.
Bạn lấy một nắm lá khế tươi đem rửa sạch và ngâm lá khế với nước muối loãng khoảng 10 phút. Sau đó, đem vò nhẹ lá rồi đun với 2 lít nước đến sôi, rồi đun nhỏ lửa thêm 3-5 phút. Cuối cùng bạn đổ ra chậu, pha thêm nước lạnh cho ấm rồi tắm hoặc ngâm toàn thân. Có thể dùng bã lá khế để đắp lên các vùng da giúp giảm ngứa.
2. Tắm bằng bột yến mạch
Tắm bột yến mạch làm đẹp da, cấp ẩm và mịn da
Bột yến mạch có khả năng làm dịu da, giảm ngứa và viêm, rất thích hợp cho mẹ bầu. Bạn đổ một chén bột yến mạch đã xay nhuyễn vào bồn tắm rồi ngâm mình vào nước, kết hợp massage nhẹ nhàng để hết ngứa. Tắm mỗi ngày một lần, liên tục trong một tuần sẽ thấy tình trạng ngứa được cải thiện.
3. Chữa mề đay bằng nha đam
Dưỡng da bằng nha đam là phương pháp được nhiều người áp dụng
Dùng nha đam là cách giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu siêu hiệu quả. Nha đam giúp làm mát da, kháng khuẩn và giảm dị ứng. Bạn lấy một nhánh nha đam, rửa sạch, lọc bỏ vỏ, tách lấy phần gel bên trong thoa nhẹ lên vùng da ngứa. Hoặc bạn đem xay nhuyễn và đắp lên vùng mẩn ngứa khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Kiên trì thực hiện sẽ giúp giảm ngứa hiệu quả.
4. Chườm lạnh
Dùng khăn bọc đá lạnh chườm lên vùng da mẩn ngứa làm dịu cơn ngứa
Chườm lạnh là biện pháp nhanh chóng giúp co mạch máu, giảm ngứa và mẩn đỏ tạm thời. Bạn chuẩn bị túi chườm lạnh hoặc khăn bọc đá rồi đặt lên vùng da ngứa khoảng 10-20 giây, lặp lại trong 5-10 phút. Bạn nghỉ 20 phút rồi tiếp tục chườm để hỗ trợ giảm ngứa nhanh tức thì.
5. Tắm nước lá chè xanh
Lá chè xanh rất dễ kiếm, giá rẻ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Tắm nước lá chè xanh là phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm mề đay mẩn ngứa cho bà bầu. Theo Đông y, chè xanh giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể và làm mát da. Ngoài ra, các nghiên cứu hiện đại cho thấy hoạt chất EGCG trong chè xanh có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, đồng thời ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng ở các vùng da bị mẩn đỏ. Vì vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng chè xanh để cải thiện tình trạng ngứa ngáy do mề đay.
Dùng 200g lá chè xanh, rửa sạch và ngâm nước muối loãng khoảng 5-10 phút. Sau đó, bạn cho vào nồi đun với 2 lít nước cho đến khi sôi rồi pha nước lạnh để tắm hàng ngày.
6. Thoa nước ép mướp đắng
Mướp đắng làm dịu da, giảm tổn thương do mẩn ngứa
Mướp đắng là một trong những phương pháp chữa mề đay an toàn và hiệu quả cho mẹ bầu. Trong mướp đắng có chứa nhiều vitamin A, C cùng các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ và nuôi dưỡng làn da. Đặc biệt, mướp đắng còn có tác dụng làm mềm da, giảm ngứa và chữa lành các vết tổn thương da. Do đó, mướp đắng được coi là thảo dược tự nhiên hỗ trợ điều trị mề đay, chàm và viêm da cơ địa.
Bạn dùng 1 quả mướp đắng, rửa sạch, bỏ hạt và giã nhuyễn. Bạn đem lọc lấy nước cốt rồi thoa lên da. Bạn giữ nguyên khoảng 10 phút, rồi rửa lại với nước sạch. Thực hiện đều đặn 2-3 ngày tại các vùng bị mẩn ngứa.
7. Giảm mề đay với lá kinh giới
Lá kinh giới chữa mề đay rất hiệu quả không gây tác dụng phụ
Lá kinh giới từ lâu đã được sử dụng trong dân gian để chữa mề đay và mẩn ngứa một cách an toàn và hiệu quả. Theo Đông y, kinh giới có vị cay, tính ấm, giúp sát khuẩn và kháng viêm. Trong lá kinh giới có chứa menthol racemic và d-menthol, các chất này có tác dụng tiêu viêm và khử trùng tự nhiên.
Bạn dùng 1 nắm lá kinh giới, rửa sạch và để ráo nước. Bạn đem sao nóng lá kinh giới cho đến khi lá se lại. Bạn đem lá kinh giới vào khăn sạch và chườm trực tiếp lên vùng da bị mẩn đỏ trong khoảng 5 phút để giảm ngứa.
8. Tắm nước muối biển
Tắm nước muối biển giảm ngay nốt sần mẩn ngứa
Muối biển không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn quen thuộc mà còn là một thành phần có tính sát khuẩn và tiêu viêm cao, được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian điều trị bệnh ngoài da. Theo Đông y, muối có tính hàn, giúp tiêu viêm, kháng khuẩn. Y học hiện đại cũng công nhận muối có khả năng giảm ngứa và tiêu viêm, đặc biệt khi kết hợp với các thảo dược khác sẽ tăng cường hiệu quả chữa mề đay.
Bạn dùng 2 chén muối biển và 1 muỗng canh dầu oliu hòa vào nước ấm để tắm. Sau đó tráng lại bằng nước sạch. Thực hiện 2-3 lần mỗi tuần để giảm mẩn ngứa hiệu quả.
9. Chườm lá ngải cứu
Chườm lá ngải cứu giảm ngứa da
Ngải cứu là một loại thảo dược tự nhiên có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trong đó có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu. Theo nghiên cứu, thành phần trong ngải cứu bao gồm cineol, tetradecatrilin, và dehydro, có tác dụng giảm đau, làm dịu cơn ngứa, chống viêm và sát khuẩn hiệu quả.
Bạn dùng 1 nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch và để ráo nước rồi cho vào chảo, sao vàng với 1 thìa muối biển. Sau đó, bạn đổ hỗn hợp này vào túi chườm hoặc khăn mỏng và chườm trực tiếp lên vùng da bị mẩn ngứa. Có thể lặp lại việc sao nóng và chườm liên tục trong 5-10 phút để tăng hiệu quả.
10. Tắm nước lá sài đất
Lá sài đất mọc quanh các vùng đất trống có thể dùng làm nguyên liệu tắm cho mẹ và bé
Sài đất là thảo dược có vị ngọt hơi chua, tính mát, thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông y để giải nhiệt, tiêu độc và hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da. Theo Y học hiện đại, các hoạt chất trong sài đất như tannin, saponin, pectin và mucin có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại trên da, nên rất hữu ích trong việc điều trị mề đay.
Bạn đem giã nát lá sài đất hoặc cho vào máy xay sinh tố, sau đó lọc lấy nước cốt. Sau đó, bạn đem đun nước sài đất đã lọc với khoảng 2 lít nước, đun sôi trong 5-10 phút, sau đó để nguội rồi pha thêm nước lạnh để tắm hoặc dùng nước ấm để tạo cảm giác dễ chịu.
Lưu ý khi chữa mề đay mẩn ngứa cho bà bầu
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp dân gian trên, mẹ bầu cần lưu ý:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng.
- Vệ sinh cơ thể hàng ngày để hạn chế nguy cơ viêm da.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có thành phần tự nhiên, tránh các hóa chất mạnh gây hại cho da.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như lông thú cưng, phấn hoa.
- Mặc quần áo thoáng mát, chất liệu thấm hút tốt.
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ không gian sống thoáng đãng.
- Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường hệ miễn dịch.
Tạm kết
Trên đây là một số phương pháp hỗ trợ giảm mề đay mẩn ngứa cho mẹ bầu. Mặc dù hiệu quả thường không quá nhanh chóng, nhưng kiên trì áp dụng sẽ giúp mẹ bầu giảm ngứa, cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để nhận được lời khuyên và phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng