5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Vì sao nên dùng lá khế chữa mẩn ngứa mề đay?
Lá khế còn có tên gọi khác là ngũ liêm, là một vị thuốc nam phổ biến tại Việt Nam. Từ thời xa xưa, Ấn Độ đã sử dụng lá khế để hạ sốt, cầm máu và lợi tiểu, trong khi người Brazil dùng nó để trị các bệnh ngoài da như ngứa, mề đay và dị ứng. Ngoài ra, hạt khế còn có tác dụng giải độc và an thần.
Theo Y học cổ truyền, lá khế có vị chua, chát, tính bình, giúp tiêu viêm, giải độc và thanh nhiệt. Nhờ các đặc tính này, lá khế thường được dùng trong điều trị mề đay, mẩn ngứa và các vấn đề về da. Nghiên cứu cũng cho thấy lá khế chứa nhiều vitamin C và Flavonoid giúp chống oxy hóa và tiêu diệt vi khuẩn gây ngứa và dị ứng.
Khế là loại cây ăn quả phổ biến ở Việt Nam
Hướng dẫn 5 cách chữa mề đay bằng lá khế được khuyên dùng
Cây khế rất phổ biến tại Việt Nam, vì vậy bạn có thể dễ dàng tìm thấy lá khế để chữa mề đay. Dưới đây là những cách đơn giản:
1. Tắm nước lá khế trị mề đay
Bạn chuẩn bị 1 nắm lá khế, ngâm với nước muối pha loãng và rửa sạch. Bạn đem đun sôi nước, vò nát lá khế rồi cho vào nồi, đun thêm 3-5 phút. Rồi đợi nước nguội, lọc lấy nước để tắm, lá có thể dùng để chà lên da, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Tắm nước lá khế giúp trị mề đay, viêm da cơ địa
2. Chườm lá khế giảm mề đay
Nếu bạn bị mề đay do thay đổi thời tiết, hãy thử sao vàng lá khế để chườm nóng, giúp giảm ngứa và viêm. Bạn chuẩn bị 1 nắm lá khế non, rửa sạch và ngâm nước muối 15 phút. Sau đó, sao vàng lá khế đến khi khô rồi cho lá vào khăn vải mỏng, bọc kín và chườm lên vùng da bị mề đay đến khi lá nguội.
Chườm nóng bằng lá khế giúp giảm nhanh cơn ngứa
3. Xông hơi lá khế hết mẩn ngứa
Ngoài hai phương pháp đã nêu, bạn có thể sử dụng lá khế để xông hơi, giúp giảm các triệu chứng mề đay một cách hiệu quả. Bạn dùng 1 nắm lá khế, rửa sạch rồi cho lá khế vào nồi và đun sôi trong khoảng 3 - 5 phút. Sau khi tắt bếp, bạn dùng khăn phủ kín cơ thể và nồi nước lá khế, thực hiện xông hơi cho đến khi nước nguội hẳn. Sau đó, bạn có thể dùng nước này để tắm.
Khi xông hơi lá khế cần cẩn trọng tránh bị bỏng
4. Trị mề đay bằng lá khế và muối biển
Sự kết hợp giữa lá khế và muối biển giúp giảm ngứa, giảm sưng đỏ và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm da. Bạn hái 1 nắm lá khế, đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, bạn đem giã nhuyễn lá khế cùng 1 thìa muối biển.
Sau khi vệ sinh vùng da bị mề đay, đắp hỗn hợp lá khế và muối biển lên da trong khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện mỗi ngày 1 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Dùng lá khế và muối biển ngăn ngừa viêm nhiễm trên da
5. Uống nước lá khế chua
Bạn lấy 1 nắm lá khế, rửa sạch, để ráo nước rồi đun với 200ml nước trên lửa nhỏ. Sau đó, lọc bỏ bã, lấy nước cốt uống ngày 2 lần để giảm ngứa do mề đay.
Uống lá khế giúp thanh nhiệt, mát gan, giảm ngứa
Lưu ý khi áp dụng bài thuốc dân gian chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế
Mặc dù chữa mề đay bằng lá khế có thể giảm ngứa hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn:
- Chọn lá khế non, tươi và không bị sâu bệnh, rửa sạch bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn.
- Trước khi sử dụng, bạn hãy bôi một ít nước lá khế lên vùng da nhỏ như cổ tay để kiểm tra phản ứng dị ứng. Nếu phát hiện thấy trên da nổi mẩn tuyệt đối không sử dụng.
- Phương pháp này có tác dụng khá chậm, cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
- Đảm bảo vệ sinh da kỹ lưỡng, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để hỗ trợ quá trình điều trị.
- Nếu mề đay có dấu hiệu nhiễm trùng, hãy đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị bằng thuốc theo chỉ định.
Tạm kết
Trên đây là tổng hợp các cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế cho bạn tham khảo. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng cho trường hợp mắc bệnh nhẹ, không dùng cho người bị mẩn ngứa, lở loét, bội nhiễm. Để được dược sĩ của Khang Mạch Linh HSP tư vấn cụ thể hơn, vui lòng gọi hotline: 0975. 857. 257.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng