Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Viêm mao mạch dị ứng: Căn bệnh rối loạn tự miễn phổ biến ở trẻ em
Viêm mao mạch dị ứng (còn được gọi là bệnh Henoch-Schonlein) gây tổn thương mao mạch nhỏ ở da, thận, đường ruột và khớp. Khi các mao mạch này bị viêm, máu rò rỉ ra ngoài và tạo ra các nốt xuất huyết dưới da. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể ảnh hưởng đến chức năng của ruột, khớp và thận.
Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra viêm mao mạch dị ứng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện hiện tượng viêm tại mao mạch, thận và khớp là do sự lắng đọng của kháng thể IgA (một loại protein có vai trò trong việc bảo vệ cơ thể). Lắng đọng IgA thường liên quan đến các yếu tố như: Nhiễm trùng đường hô hấp, vết cắn của côn trùng, tiêm vaccine, hoặc phản ứng dị ứng với thời tiết và thực phẩm.
Viêm mao mạch dị ứng gây xuất huyết dưới da
Bị viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Nhóm thực phẩm thúc đẩy hồi phục nhanh
Bên cạnh việc tránh một số thực phẩm và đồ uống, người bị viêm mao mạch dị ứng nên bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe để thúc đẩy quá trình hồi phục. Một số loại thực phẩm có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm ở da và hệ tiêu hóa, đồng thời giảm phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch.
Dưới đây là các nhóm thực phẩm mà bệnh nhân nên bổ sung:
1. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
Trong quá trình điều trị các bệnh dị ứng, bệnh nhân cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Nước giúp giảm kích ứng ở các cơ quan tiêu hóa và thận, từ đó giảm thiểu nguy cơ xuất huyết tiêu hóa và tắc nghẽn ruột – những biến chứng nghiêm trọng của viêm mao mạch dị ứng.
Tuy nhiên, cần tránh uống quá nhiều nước để không tạo thêm áp lực lên thận, cơ quan cũng bị ảnh hưởng bởi bệnh lý này.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để bổ sung năng lượng cho cơ thể
2. Rau xanh
Rau xanh là thực phẩm lành mạnh, dễ tiêu hóa và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Nhờ chứa chất xơ, vitamin, và khoáng chất, rau xanh giúp điều hòa hoạt động tiêu hóa, giảm tiết axit dạ dày và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và đau thượng vị do viêm mao mạch dị ứng gây ra.
Ngoài ra, rau xanh cung cấp các vitamin và chất chống oxy hóa, giúp giảm phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch, qua đó hỗ trợ điều trị bệnh và rút ngắn thời gian phục hồi.
Ăn nhiều rau xanh giảm áp lực đến dạ dày
3. Thực phẩm giàu Omega-3
Omega-3 là một loại axit béo không bão hòa, có tác dụng chống viêm tự nhiên. Bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng nên bổ sung thực phẩm giàu Omega-3 như rau xanh, bơ, các loại hạt, và cá hồi, để giảm tình trạng viêm tại các mao mạch dưới da, dạ dày, đường ruột và thận.
Ngoài ra, Omega-3 còn tham gia vào việc điều chỉnh hoạt động của hệ miễn dịch, giúp hạn chế các rối loạn tự miễn. Việc bổ sung thường xuyên Omega-3 sẽ hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra hiệu quả hơn.
Chất béo Omega - 3 có nhiều trong thực phẩm
4. Sữa chua
Tình trạng viêm ở dạ dày và đường ruột do viêm mao mạch dị ứng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển. Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn (probiotic), giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm các triệu chứng đau bụng và hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng tắc ruột.
Ngoài ra, sữa chua còn cung cấp dưỡng chất quan trọng, giúp duy trì sức khỏe tiêu hóa và cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Sữa chua giúp làm mát cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa
5. Thực phẩm giàu vitamin C
Viêm mao mạch dị ứng là một bệnh tự miễn với nguyên nhân chính liên quan đến sự rối loạn của hệ miễn dịch. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp hạn chế các phản ứng quá mức của cơ thể.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, dâu tây, nho, và dưa hấu không chỉ hỗ trợ hồi phục mà còn ngăn ngừa tình trạng viêm lan rộng. Ngoài vitamin C, các loại trái cây này còn chứa nhiều khoáng chất và dưỡng chất quan trọng khác giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Thực phẩm giàu vitamin C tăng cường miễn dịch
Viêm mao mạch dị ứng nên kiêng gì để tránh làm bệnh thêm trầm trọng?
Viêm mao mạch dị ứng không chỉ gây tổn thương da mà còn làm xuất hiện các vấn đề tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, và đau vùng thượng vị. Do đó, để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt, cần kết hợp giữa phương pháp y tế và chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên tránh các nhóm thực phẩm sau đây:
1. Thực phẩm dễ gây dị ứng
Dị ứng thực phẩm là một trong những yếu tố có thể kích hoạt và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm mao mạch dị ứng. Vì vậy, bệnh nhân tuyệt đối không nên ăn các loại thực phẩm mà mình đã từng dị ứng trước đây. Việc tiêu thụ các thực phẩm này có thể làm tăng phản ứng của hệ miễn dịch và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, những người có cơ địa nhạy cảm cũng nên hạn chế các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, mè, đậu nành, trứng, và sữa. Cần chú ý đến khả năng dị ứng chéo giữa các nhóm thực phẩm như động vật có vỏ, các loại đậu, và nấm.
Hải sản, đậu phộng, sữa, trứng,... là những thực phẩm quen thuộc tăng nguy cơ dị ứng
2. Thực phẩm giàu đạm
Đạm (protein) là dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng đồng thời cũng khó tiêu hóa và dễ gây dị ứng. Khi mắc viêm mao mạch dị ứng, bệnh nhân nên hạn chế các thực phẩm có hàm lượng đạm cao như hải sản, thịt bò, thịt dê, và trứng vịt lộn.
Thay vào đó, nên ưu tiên những thực phẩm dễ tiêu hóa và chứa lượng đạm vừa phải như thịt gà, thịt heo, rau xanh, các loại hạt, và một số loại trái cây tươi.
Thực phẩm giàu đạm gây khó tiêu
3. Đồ uống có cồn và cà phê
Đồ uống chứa cồn và cà phê nên tránh trong thời gian điều trị. Cả ethanol (cồn) và caffeine đều có thể làm hệ miễn dịch phản ứng mạnh mẽ hơn, khiến các triệu chứng ở da, khớp, thận và ruột trở nên tồi tệ. Các loại thức uống này cũng làm tăng tình trạng sưng phù và gây ngứa.
Ngoài ra, chúng còn có thể gây hại cho thận, vốn là một trong những cơ quan chịu ảnh hưởng từ viêm mao mạch dị ứng, dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nếu không kiêng cữ.
Cà phê, bia rượu, đồ uống có cồn, nước ngọt có ga đều không có lợi cho sức khỏe
4. Món ăn nhiều dầu mỡ và gia vị
Các món ăn chứa nhiều dầu mỡ và gia vị cay nóng có thể khiến tổn thương ở da, khớp, thận và ruột nặng hơn. Những món này không chỉ khó tiêu hóa mà còn làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa, đặc biệt là đối với những người đã bị tổn thương tiêu hóa do bệnh.
Khi tiêu thụ thực phẩm nhiều gia vị hoặc dầu mỡ, các triệu chứng như đau bụng, đau thượng vị và buồn nôn có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, các món cay nóng có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết đường ruột vì mạch máu đang trong tình trạng viêm và sưng.
Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ nên hạn chế ăn
Một số lưu ý khi điều trị viêm mao mạch dị ứng
Ngoài việc lựa chọn thực phẩm và đồ uống cần tránh hay bổ sung, người bệnh cũng cần chú ý đến một số yếu tố liên quan đến ăn uống và sinh hoạt. Việc kết hợp một lối sống khoa học với các biện pháp y tế sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục và rút ngắn thời gian điều trị.
Dưới đây là một số điều quan trọng cần lưu ý trong quá trình điều trị viêm mao mạch dị ứng:
- Nên ưu tiên ăn những món mềm, ấm, ít gia vị để giúp cơ thể dễ dàng hấp thu và tiêu hóa. Điều này đặc biệt quan trọng khi các cơ quan tiêu hóa đang bị tổn thương và hoạt động giảm sút.
- Trong quá trình nấu nướng, cần hạn chế sử dụng muối. Muối có thể làm cơ thể giữ nước, gây tăng huyết áp và tạo áp lực cho thận, dẫn đến tình trạng phù nề. Việc ăn quá nhiều muối có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như suy thận hoặc xuất huyết tiêu hóa.
- Không nên kiêng khem quá mức trong chế độ ăn uống khi bị viêm mao mạch dị ứng. Thiếu hụt dưỡng chất có thể khiến cơ thể suy yếu, làm chậm quá trình phục hồi và dễ làm các triệu chứng bệnh bùng phát mạnh hơn.
- Hạn chế căng thẳng và tránh hút thuốc trong thời gian điều trị. Những thói quen này có thể dẫn đến tình trạng chảy máu mao mạch, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, người bệnh đã giải đáp được thắc mắc viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì, kiêng ăn gì để thiết lập một thực đơn phù hợp. Để được dược sĩ tư vấn cụ thể hơn về bệnh lý của bạn, vui lòng liên hệ hotline: 0975. 857. 257.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng