Viêm mao mạch dị ứng có chữa được không? Giải đáp của bác sĩ chuyên khoa
Viêm mao mạch dị ứng là gì? Dấu hiệu nhận biết
Viêm mao mạch dị ứng là căn bệnh gây thương tổn hệ thống vi mạch tại nhiều cơ quan trong cơ thể. Viêm mao mạch dị ứng được xếp vào nhóm bệnh tự miễn, dẫn đến viêm và chảy máu ở các mao mạch nhỏ trên da, khớp, ruột, và thận của bệnh nhân. Ước tính, chiếm 50% ca bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi và 75% trong độ tuổi từ 3 đến 10 tuổi. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới gấp đôi so với nữ giới. Bệnh lý này liên quan đến rối loạn tự miễn dịch, do đó không lây lan từ người sang người.
Đôi chân xuất huyết dày đặc của người mắc viêm mao mạch dị ứng
Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm mao mạch dị ứng bao gồm:
- Nổi ban xuất huyết: Ban xuất hiện dưới da dưới dạng chấm và nốt, thường ở mặt trong của cẳng tay, cẳng chân, mông, đùi và không gây ngứa. Tuy nhiên, cũng có thể xuất hiện ít nốt trên thân mình, đôi khi ở tai, mũi và các bộ phận sinh dục.
- Đau khớp: Đau khớp xảy ra trong khoảng 75% các trường hợp viêm mao mạch dị ứng. Đau thường tác động đến các vị trí gần với các vùng xuất hiện ban xuất huyết, gây đau, hạn chế khả năng cử động, phù quanh khớp và đau gân.
- Triệu chứng tiêu hóa: Bệnh nhân có thể gặp đau quanh rốn, đau âm ỉ liên tục. Đau cũng có thể xuất hiện ở vùng thượng vị, lan ra hoặc tập trung cùng với những triệu chứng nôn mửa và buồn nôn.
- Các triệu chứng kèm theo: Một số trường hợp bệnh viêm mao mạch dị ứng có thể xuất hiện xuất huyết tiêu hóa, viêm cầu thận, tiểu ra máu và protein niệu.
- Một số dấu hiệu khác: Ngoài ra, viêm mao mạch dị ứng cũng có thể gây ra một số biến chứng khác. Đối với nam giới, có thể xảy ra viêm tinh hoàn và xoắn thừng tinh. Tổn thương tim phổi cũng có thể xảy ra, bao gồm nhồi máu cơ tim, xuất huyết phổi hoặc tràn dịch màng phổi.
Ở trẻ em, biểu hiện bệnh lý có những triệu chứng đặc trưng như xuất hiện các ban xuất huyết dạng chấm, trẻ có thể bị nôn mửa và đau bụng. Tình trạng này khiến trẻ khó chịu, quấy khóc và chán ăn. Gia đình cần theo dõi sát sao và đưa trẻ đến các cơ sở y tế khi có các dấu hiệu bất thường.
Biến chứng viêm cầu thận, suy thận rất nguy hiểm
Chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây viêm mao mạch dị ứng
Nguyên nhân gây viêm mao mạch dị ứng chưa được xác định cụ thể. Một số yếu tố có thể xuất phát từ phản ứng của bệnh nhân với một số loại thuốc như: Thuốc kháng sinh (penicillin, sulfa,...), thuốc điều trị tăng huyết áp, Phenytoin, Allopurinol,….
Ngoài ra, nhiễm vi khuẩn gây bệnh mãn tính hoặc virus (HIV, viêm gan B, viêm gan C) cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này. Bên cạnh đó, những người đang mắc các bệnh như lupus, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren, hay viêm ruột cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Viêm mao mạch dị ứng có chữa được không?
Câu trả lời là có. Để phân biệt và chẩn đoán chính xác bệnh, người bệnh cần được thăm khám bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn. Bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm mao mạch dị ứng dựa trên các yếu tố:
- Triệu chứng lâm sàng.
- Thăm khám tiền sử sử dụng thuốc và các bệnh nhiễm trùng khác.
- Lấy mẫu mô từ các nốt phát ban để phân tích và kiểm tra các dấu hiệu viêm xung quanh mạch máu.
- Yêu cầu thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm máu, chức năng thận và gan, ESR,... để đánh giá mức độ viêm toàn thân và hỗ trợ trong quá trình chẩn đoán.
Sau khi đã thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định ngừng sử dụng loại thuốc mà bệnh nhân đã dùng trước khi mắc bệnh. Người bệnh nên tuân thủ khuyến nghị của bác sĩ khi sử dụng hoặc ngừng sử dụng một loại thuốc nào đó.
Xét nghiệm máu IgA giúp chẩn đoán chính xác viêm mao mạch dị ứng
Bác sĩ chuyên khoa có thể kê đơn thuốc bao gồm:
- Thuốc chống viêm: Áp dụng cho bệnh gặp đau khớp. Thông thường, các loại thuốc chống viêm không steroid như naproxen hoặc ibuprofen thường được sử dụng.
- Thuốc Corticosteroid: Nếu các loại thuốc chống viêm không steroid không giảm triệu chứng, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc corticosteroid. Corticosteroid là loại thuốc ức chế hệ miễn dịch của cơ thể và có tác dụng giảm viêm. Tuy nhiên, corticosteroid có thể gây ra một số tác dụng phụ, đặc biệt là khi sử dụng trong thời gian dài, như tăng cân, rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh,…
Bí quyết phòng ngừa viêm mao mạch dị ứng
Để phòng tránh viêm mao mạch dị ứng, có thể áp dụng một số giải pháp như sau:
- Cần cẩn trọng và không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là khi sử dụng kháng sinh để tránh phản ứng miễn dịch.
- Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như: Côn trùng, thay đổi nhiệt độ đột ngột, thức ăn, bụi,….
- Vệ sinh nhà cửa, quần áo, đồ chơi và đồ dùng hàng ngày của trẻ là một phần quan trọng để đảm bảo môi trường sạch sẽ.
- Cha mẹ nên trang bị kiến thức để nhận biết sớm các dấu hiệu của viêm mao mạch dị ứng, để có thể chăm sóc và xử trí kịp thời khi cần thiết.
Tạm kết
Bài viết đã giúp bạn có câu trả lời “Viêm mao mạch dị ứng có chữa được không?. Thực tế, căn bệnh này không khó điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần được thăm khám kịp thời, đặc biệt là trẻ nhỏ, để tránh những biến chứng có thể xảy ra. Để tìm hiểu thêm về viêm mao mạch dị ứng, bạn hãy liên hệ hotline: 0975. 857. 257 để được dược sĩ giải đáp mọi thắc mắc.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng