Viêm da tiếp xúc do côn trùng: Bí quyết xử lý nhanh tránh mẩn ngứa lâu ngày không dứt
Viêm da tiếp xúc do côn trùng là gì? Dấu hiệu nhận biết
Viêm da tiếp xúc do côn trùng là phản ứng viêm da do cơ thể tiếp xúc với các hóa chất từ côn trùng. Bệnh xảy ra khi da người tiếp xúc trực tiếp với chất tiết của côn trùng, dù chúng còn sống hay đã chết.
Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc do côn trùng như sau:
- Phản ứng của da khi tiếp xúc với côn trùng sẽ gây cảm giác ngứa, rát, nóng, bỏng da ngay tại chỗ. Sau khoảng 6-12 giờ, vùng da tiếp xúc sẽ hình thành các nốt đỏ, hơi phù lên theo vệt dài.
- Trong vòng 1-3 ngày tiếp theo, da sẽ trở nên đỏ và xuất hiện các mụn nước nhỏ, sau đó có thể phát triển thành bọng nước và mụn mủ li ti. Cảm giác đau rát sẽ gia tăng, có thể kèm theo sốt nhẹ, mệt mỏi, và cơ thể khó chịu.
- Sau 3-5 ngày, tổn thương da sẽ khô lại mà không hình thành bọng nước hoặc mụn mủ. Trong trường hợp nặng hơn, tổn thương có thể lan rộng, gây ra các bọng nước và mụn mủ nông, thậm chí có thể dẫn đến trợt loét.
Những biểu hiện tổn thương da này còn có khả năng lây lan từ vị trí này sang vị trí khác qua tiếp xúc, đặc biệt là ở những vùng có nếp gấp như bẹn, khuỷu tay, khoeo chân, nách, cổ... Điều này sẽ gây ra tổn thương đối xứng ở cả hai bên nếp gấp, khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy và đau đớn.
Da bị tổn thương, mẩn ngứa, bỏng rát do tiếp xúc với côn trùng
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc do côn trùng là gì?
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc do côn trùng thường do các loài côn trùng như kiến ba khoang, ong, rết,… gây nên. Sau những đợt mưa lũ, khi đồng ruộng và ao hồ bị ngập, nhiều loại côn trùng xuất hiện và bị ánh đèn thu hút bay vào nhà. Phấn hoặc chất tiết của chúng có thể rơi vào cổ, mặt, thân hoặc vô tình tiếp xúc với da dẫn đến phản ứng viêm da.
Những loài côn trùng này có thể rơi vào bể tắm, bồn tắm, hoặc bám vào khăn, quần áo. Nếu không cẩn thận, việc chà xát vào côn trùng có thể dẫn đến viêm da bọng nước. Cũng có trường hợp người bệnh giết côn trùng như kiến ba khoang, làm chất độc tiếp xúc với da và gây viêm.
Kiến ba khoang là một trong những "thủ phạm" quen thuộc gây viêm da tiếp xúc
Điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng như thế nào?
Phần lớn các trường hợp viêm da do côn trùng chỉ cần sử dụng thuốc bôi để làm dịu da, giảm sưng và giúp vết thương nhanh lành. Một số sản phẩm kem bôi có thể sử dụng để làm dịu da và sát khuẩn khi bị viêm da tiếp xúc do côn trùng bao gồm: Kem bôi Fucidin và dung dịch Jarish. Tuy nhiên, nếu bệnh bị nhiễm trùng, người bệnh có thể cần dùng thêm kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Biện pháp phòng tránh mắc viêm da tiếp xúc do côn trùng
Để phòng tránh viêm da tiếp xúc do côn trùng, bạn nên thực hiện các biện pháp đơn giản như sau:
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giữ không gian khô ráo, tránh ẩm mốc.
- Dọn dẹp cây cối, bụi rậm, và các vũng nước quanh nhà, vì đây là những nơi côn trùng thường sinh sôi và ẩn náu.
- Khi ngủ vào ban đêm, nên mắc màn và đóng kín cửa để ngăn côn trùng bị ánh sáng thu hút bay vào nhà.
- Phơi quần áo ở nơi có ánh nắng và khô ráo, thu quần áo sớm để tránh côn trùng ẩn náu trong đó. Trước khi mặc, nên rũ sạch quần áo để loại bỏ bụi bẩn.
- Nếu thấy côn trùng bò trên da, không nên dùng tay bắt để tránh làm tăng tiếp xúc giữa chất tiết của côn trùng với da.
- Trước khi đi ngủ, nên kiểm tra giường chiếu, chăn màn để loại bỏ phấn hoặc bụi từ côn trùng còn sót lại.
- Nếu thấy kiến ba khoang dưới ánh đèn, nên tránh xa hoặc dùng vật dụng để giết, không nên để da tiếp xúc trực tiếp. Nếu bị cắn hoặc vô tình giết chúng trên da, cần rửa sạch khu vực đó bằng xà phòng và nước sạch càng nhanh càng tốt, sau đó đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Khi viêm da tiếp xúc do côn trùng cắn lâu ngày không khỏi, bỏng rát nặng, bạn nên đến bệnh viện để được tư vấn
Tạm kết
Viêm da tiếp xúc do côn trùng có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào, đặc biệt phổ biến ở trẻ em. Nếu tình trạng viêm da lan rộng, ngứa ngáy, khó chịu nhiều, bạn nên đến cơ sở y tế để được tư vấn điều trị.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng