Viêm da mủ là bệnh gì? Phương pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm da mủ
Bệnh viêm da mủ là gì?
Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể, đảm nhận vai trò bảo vệ trước các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Da cũng là nơi cư trú của nhiều loại vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Hai loại vi khuẩn thường gặp nhất là liên cầu (streptococcus) và tụ cầu (staphylococcus). Bình thường, những vi khuẩn này không gây hại, nhưng khi có điều kiện thuận lợi như vệ sinh da không đảm bảo, cơ thể suy yếu, thời tiết oi bức, gãi ngứa làm trầy da, hoặc các bệnh lý nền như tiểu đường, chúng có thể phát triển mạnh, tăng độc tính và gây ra nhiễm trùng da, phổ biến nhất là viêm da mủ.
Viêm da mủ có thể gây nhiễm trùng da nếu không được chăm sóc đúng cách
Nguyên nhân nào gây viêm da mủ?
Viêm da mủ chủ yếu được chia thành hai nhóm, do tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn gây ra. Cụ thể như sau:
1. Viêm da mủ do tụ cầu khuẩn
Tụ cầu khuẩn thường tác động đến nang lông và dẫn đến các dạng bệnh sau:
- Viêm nang lông nông:
Viêm nang lông nông gây mủ dưới da
Tình trạng này xảy ra khi lớp bề mặt của nang lông bị viêm. Ban đầu, da xung quanh lỗ chân lông có thể bị sưng đỏ và gây đau. Sau đó, mụn mủ nhỏ hình thành với vùng viêm nhẹ bao quanh chân lông. Mụn này sẽ khô lại trong vài ngày, hình thành lớp vảy màu nâu sẫm. Khi vảy bong đi, sẽ không để lại sẹo.
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa: Sử dụng các loại thuốc bôi như: Cồn I-ốt 1 - 3%, dung dịch xanh Methylen 1%, kem silver, thuốc mỡ Chloroxid 1%, mỡ Bactroban, hoặc thuốc mỡ Fucidin.
- Viêm nang lông sâu:
Viêm nang lông sâu gây nổi nốt đỏ và đau
Đây là một dạng viêm da mủ sâu hơn với các triệu chứng viêm sưng nghiêm trọng quanh nang lông. Xuất hiện mụn mủ xung quanh các lỗ chân lông, có thể rải rác hoặc tập trung thành từng cụm đỏ, gồ ghề và đau. Viêm nang lông sâu thường ảnh hưởng đến vùng da đầu, cằm, và gáy, thường kéo dài và dễ tái phát.
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa: Sử dụng dung dịch sát khuẩn hoặc thuốc màu như cồn I-ốt 1 - 3%, xanh Methylen 1%, thuốc mỡ kháng sinh Penicillin, Chloroxid 1%, Oxyd vàng thủy ngân 10%, mỡ Bactroban hoặc mỡ Fucidin. Trong trường hợp nặng, cần sử dụng kháng sinh theo đợt. Kết hợp với thuốc giải cảm và an thần, và tiêm vaccine tụ cầu nếu cần thiết. Tránh chà xát mạnh vào vùng da bị mụn mủ để hạn chế lây lan sang các vùng da khác.
- Nhọt:
Nhọt gây sưng tại chỗ và rất đau đớn, dễ gây nhiễm trùng máu
Nhọt là một dạng viêm nang lông khác. Khi nhọt phát triển lớn hoặc xuất hiện nhiều, có thể đi kèm với sưng hạch bạch huyết và sốt. Các loại nhọt phổ biến bao gồm: Nhọt ở tai, thường gọi là đằng đằng, gây đau rất dữ dội; Nhọt quanh miệng, còn được gọi là mụn đinh râu, nguy hiểm vì có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, tắc tĩnh mạch và thậm chí tử vong; Hậu bối (Carbuncle) là một tập hợp các mụn nhọt lớn xuất hiện ở gáy, lưng hoặc mông, gây ra bởi tụ cầu vàng có độc tính cao. Bệnh này thường gặp ở người già yếu, người mắc bệnh tiểu đường, suy dinh dưỡng, hoặc nghiện rượu. Khi nhọt vỡ, sẽ xuất hiện nhiều lỗ nhỏ như tổ ong, có nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn máu và tử vong; Nhọt bày là tình trạng mà mụn nhọt liên tục xuất hiện hết đợt này đến đợt khác trong thời gian dài. Bệnh thường xảy ra ở những người có sức đề kháng yếu hoặc cơ thể suy nhược.
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa:
+ Đối với mụn đinh nhọt cần tránh chích nặn quá sớm. Khi mụn mới hình thành, da sưng đỏ và cứng, nên thoa cồn I-ốt 3 - 5% hoặc bôi thuốc mỡ sát trùng Ichthyol. Nếu nhọt đã vỡ mủ, hãy loại bỏ hết phần mủ bên trong, sau đó bôi thuốc màu hoặc thuốc mỡ kháng sinh. Có thể sử dụng kháng sinh toàn thân như Ceftriaxon 1g/ngày trong vòng 5 - 7 ngày bằng đường uống hoặc tiêm bắp.
+ Đối với mụn đinh râu: Tuyệt đối không chích nặn. Thoa cồn I-ốt 3% lên vùng da bị ảnh hưởng. Đồng thời, nên sử dụng kháng sinh liều cao kết hợp với vitamin C, thuốc giảm đau và liệu pháp sóng ngắn để điều trị.
+ Đối với mụn hậu bối: Điều trị ngay từ giai đoạn đầu bằng kháng sinh liều cao, kết hợp với các loại thuốc bổ sung vitamin và tăng cường sức đề kháng. Khi vùng da bị tổn thương đã mềm, cần thay băng hàng ngày và rửa bằng dung dịch sát khuẩn. Tránh chích nặn để lấy mủ ra, vì điều này có thể gây nhiễm trùng lan rộng.
+ Đối với mụn nhọt bầy: Điều trị bằng cách sử dụng các đợt kháng sinh, kết hợp với thuốc an thần và thuốc giải cảm. Ngoài ra, cải thiện điều kiện sinh hoạt, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh sử dụng rượu, cà phê, thuốc lá, giảm ăn đồ ngọt, ngăn ngừa táo bón, cân bằng chức năng gan thận và điều trị tiểu đường nếu có.
- Chốc loét:
Chốc loét gây viêm da thường gặp ở trẻ em
Chốc loét là một dạng viêm da ăn sâu vào lớp trung bì, thường xuất hiện ở vùng cẳng chân hoặc cổ chân, đặc biệt ở những người có tĩnh mạch chân giãn. Những người suy dinh dưỡng, mắc bệnh tiểu đường, hoặc nghiện rượu là đối tượng dễ mắc chốc loét. Triệu chứng ban đầu của bệnh tương tự như chốc lây, với các phỏng nước hoặc phỏng mủ xuất hiện. Da xung quanh vết loét có màu tím tái, bệnh tiến triển kéo dài và khó liền sẹo.
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa: Bạn rửa vết loét bằng dung dịch thuốc tím pha loãng 1/4000 hoặc dung dịch Rivanol 0,1%. Sau đó, thoa dung dịch Nitrat bạc nồng độ 0,25 - 0,50%. Bôi thuốc mỡ kháng sinh, và nếu cần thiết, uống hoặc tiêm kháng sinh từng đợt.
Để kích thích da non mọc lại, có thể sử dụng liệu pháp chiếu tia cực tím tại chỗ. Đồng thời, cần nâng cao sức khỏe bằng cách bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt các vitamin A, B1, C,…
2. Viêm da mủ do liên cầu khuẩn
- Chốc mép:
Chốc mép do liên cầu khuẩn
Chốc mép là do liên cầu khuẩn gây ra, gây tổn thương ở mép miệng, có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc cùng với các tổn thương khác. Vết nứt ở hai kẽ mép miệng gây dịch, vảy vàng dễ chảy máu và đau rát, kèm theo sưng hạch dưới hàm, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Bệnh có khả năng lây truyền khi dùng chung chén hoặc khăn mặt.
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa: Thoa dung dịch Yarish, Nitrat bạc 0,25%, thuốc màu, hoặc thuốc mỡ kháng sinh như Neomyxin, Biomyxin 3%, Chlorocid 1%, Fucidin hoặc Bactroban.
- Hăm kẽ:
Hăm kẽ là trường hợp phổ biến ở trẻ em
Hăm kẽ là tình trạng viêm da phổ biến ở trẻ em, nhưng cũng có thể gặp ở người lớn, đặc biệt những người béo hoặc ra nhiều mồ hôi. Hăm thường xuất hiện ở các kẽ bẹn, mông, nếp cổ, sau tai hoặc rốn. Biểu hiện thường là các mảng đỏ, trợt, rỉ dịch, viền mỏng và gây đau rát.
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa: Rửa vùng tổn thương bằng dung dịch thuốc tím loãng 1/4000, sau đó thoa dung dịch Yarish hoặc Nitrat bạc 0,25%. Khi vùng da tổn thương khô, bôi kem kháng sinh như Silver, Bactroban, Fucidin. Tránh sử dụng thuốc mỡ, vì có thể gây bí hơi. Để tăng hiệu quả, có thể rắc bột Talc Boric 3%.
Biện pháp phòng ngừa viêm da mủ tại nhà
Khi mắc viêm da mủ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp tùy vào từng loại bệnh. Nếu có dấu hiệu nhiễm bệnh, người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết hay viêm cầu thận.
Người bệnh không nên tự ý sử dụng kháng sinh, thuốc bôi, dán cao hoặc đắp lá mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh việc gãi hoặc cào lên vùng da bị viêm, cũng như không nên nặn những nốt mụn sưng đỏ, chưa hình thành mủ để hạn chế nguy cơ lây lan sang vùng da lành.
Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa viêm da mủ tại nhà:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày.
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm nóng và đồ ngọt.
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, hoa quả giàu vitamin C để tăng đề kháng.
Tạm kết
Viêm da mủ là một bệnh lý phức tạp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vì vậy, để đảm bảo điều trị đúng cách và hiệu quả, người bệnh nên đến các cơ sở chuyên khoa da liễu để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng