Viêm da dị ứng thực phẩm: Những dấu hiệu nhận biết và hướng dẫn xử lý ngay tránh biến chứng nặng
Viêm da dị ứng thực phẩm là gì?
Dị ứng thực phẩm là các phản ứng xảy ra sau khi ăn do hệ miễn dịch phản ứng bất thường với các thành phần trong thực phẩm. Chất gây dị ứng thực phẩm thường là protein hoặc chất hóa học có sẵn trong thực phẩm mà hệ miễn dịch nhận diện và kích hoạt phản ứng miễn dịch, dẫn đến các triệu chứng dị ứng. Một số loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao gồm: sữa bò, trứng, cá, đậu phộng, động vật có vỏ, đậu nành,….
Một số chất gây dị ứng, đặc biệt từ trái cây và rau quả, thường gây phản ứng dị ứng khi ăn sống. Tuy nhiên, hầu hết các chất gây dị ứng thực phẩm vẫn có thể gây phản ứng ngay cả sau khi đã được nấu chín hoặc tiêu hóa trong dạ dày và ruột.
Viêm da dị ứng thực phẩm là một trong những biểu hiện dị ứng thực phẩm cần phải được phát hiện và điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.
Da nổi mẩn, ngứa ngáy do dị ứng thức ăn
Triệu chứng dị ứng thực phẩm: Nhận biết sớm tránh nguy hiểm
Các triệu chứng của dị ứng thực phẩm khác nhau tùy thuộc vào tác nhân gây dị ứng, cơ chế phản ứng và độ tuổi của bệnh nhân. Cụ thể như sau:
- Trẻ sơ sinh: Ở trẻ sơ sinh, biểu hiện thường gặp nhất là viêm da dị ứng nổi mẩn, ngứa kèm theo biểu hiện: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy. Khi trẻ lớn lên, những triệu chứng này có thể giảm dần, nhưng biểu hiện hen suyễn, viêm mũi dị ứng lại phổ biến hơn.
- Trẻ em và người trưởng thành: Triệu chứng dị ứng thực phẩm có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau vài giờ và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan:
+ Da: Ban đỏ, ngứa, nổi mề đay, phát ban dạng Morbilliform, phù mạch.
+ Mắt: Ngứa, đỏ kết mạc, chảy nước mắt, phù quanh mắt.
+ Miệng: Phù nề môi, lưỡi, vòm miệng, ngứa.
+ Hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, trào ngược, tiêu chảy.
+ Đường hô hấp trên: Hắt hơi, ngạt mũi, sổ mũi, ngứa, phù nề thanh quản, khàn giọng, ho khan.
+ Đường hô hấp dưới: Ho, tức ngực, khó thở, thở khò khè, co rút cơ liên sườn.
+ Hệ tim mạch: Nhịp tim nhanh (đôi khi nhịp tim chậm trong sốc phản vệ), hạ huyết áp, chóng mặt, ngất xỉu, mất ý thức.
Triệu chứng phổ biến của dị ứng thực phẩm
Trong một số trường hợp, dị ứng thực phẩm có thể dẫn đến phản ứng nghiêm trọng được gọi là sốc phản vệ. Những dấu hiệu nhận biết của tình trạng này bao gồm:
- Khản tiếng, cảm giác nghẹn hoặc có một khối u trong cổ họng.
- Khó thở, tức ngực, hoặc thở khò khè.
- Cảm giác ngứa ran ở tay, chân, môi, hoặc da đầu.
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào như trên cần đến bệnh viện ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời.
Nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm là gì?
Dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn một số loại thực phẩm hoặc thành phần trong thực phẩm là các tác nhân có hại. Hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra các tế bào nhằm giải phóng kháng thể immunoglobulin E (IgE) để chống lại các chất gây dị ứng trong thực phẩm.
Trong các lần tiếp xúc sau, khi chỉ cần tiêu thụ một lượng nhỏ thực phẩm đó, các kháng thể IgE sẽ kích hoạt hệ miễn dịch giải phóng histamine và các hóa chất khác vào máu, gây ra các triệu chứng dị ứng.
Top 8 thực phẩm hàng đầu gây dị ứng
Chẩn đoán dị ứng thực phẩm: Kết hợp dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm cần thiết
Để xác định tình trạng viêm da dị ứng của bạn có phải do dị ứng thực phẩm hay không, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm IgE huyết thanh đặc hiệu cho các dị nguyên.
- Thử nghiệm da.
- Thử loại bỏ thực phẩm khỏi chế độ ăn (có thể thực hiện đơn lẻ hoặc sau khi thử nghiệm da hoặc xét nghiệm IgE huyết thanh).
Những xét nghiệm này cần được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn và máy móc hiện đại để chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý về đường ruột.
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán chính xác dị ứng thực phẩm
Phương pháp điều trị viêm da dị ứng thực phẩm
Hiện tại, chưa có phương pháp đặc trị dị ứng thực phẩm, và không có thuốc phòng ngừa hiệu quả cho phản ứng dị ứng. Tuy nhiên, có những bước quan trọng cần thực hiện để quản lý tình trạng dị ứng như:
1. Không ăn thực phẩm gây dị ứng
Đây là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Người bệnh cần loại bỏ hoàn toàn thực phẩm gây dị ứng khỏi khẩu phần ăn, đọc kỹ nhãn thành phần trên thực phẩm chế biến sẵn, hoặc tự chuẩn bị bữa ăn cho mình.
2. Dùng thuốc
Một số loại thuốc được chỉ định để giảm phản ứng dị ứng thực phẩm như:
- Cromolyn: Thuốc này có thể giúp giảm phản ứng dị ứng.
- Thuốc kháng histamine: Có thể có ít tác dụng ngoài việc giảm phản ứng toàn thân cấp tính như nổi mày đay và phù mạch.
- Corticosteroid: Điều trị bằng corticosteroid có thể hữu ích cho triệu chứng tiêu hóa tăng bạch cầu ái toan.
- Epinephrine: Bệnh nhân bị dị ứng thực phẩm nghiêm trọng nên mang theo thuốc kháng histamine và một ống tiêm epinephrine để sử dụng trong trường hợp phản ứng nặng.
Dùng thuốc trị dị ứng theo đơn của bác sĩ chuyên khoa
Tạm kết
Viêm da dị ứng thực phẩm là một trong những biểu hiện của dị ứng thực phẩm cần được phát hiện và điều trị sớm. Dị ứng thực phẩm có thể gây sốc phản vệ và đột tử bất ngờ. Do vậy, người bệnh không nên chủ quan. Nếu bạn đang nghi ngờ mắc dị ứng thực phẩm, hãy đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng