Viêm da dị ứng kinh niên, tái phát thường xuyên: Làm thế nào để dứt điểm?
Viêm da dị ứng kinh niên là gì?
Viêm da dị ứng kinh niên còn được gọi là viêm da dị ứng mạn tính. Tình trạng viêm da dị ứng xảy ra do hệ miễn dịch phản ứng quá mức, dẫn đến một loạt các phản ứng sinh học như giảm sản xuất ceramide, gia tăng hoạt động của các tế bào lympho T và B, tăng sản xuất IgE, cùng với việc kích thích tế bào Mast và Basophil. Sự giải phóng chất trung gian hóa học từ các tế bào này gây ra các triệu chứng dị ứng và sự tái diễn liên tục của quá trình này khiến bệnh chuyển thành dạng kinh niên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Nốt mẩn, ngứa có thể xuất hiện ở cổ, tay, chân,...
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng kinh niên
Có một số yếu tố dẫn đến viêm da dị ứng kinh niên bao gồm:
- Yếu tố môi trường: Bao gồm khói bụi, sự thay đổi thời tiết thất thường, độ ẩm không ổn định, ô nhiễm, và tiếp xúc với hóa chất công nghiệp.
- Yếu tố di truyền: Viêm da dị ứng có thể di truyền qua các thế hệ.
- Yếu tố nội sinh: Việc chăm sóc da không đúng cách, vệ sinh da không kỹ lưỡng, thói quen lười tắm gội và tẩy trang không đúng cách, cùng với tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể góp phần làm bệnh trở nên mãn tính.
Dấu hiệu nhận biết viêm da dị ứng kinh niên
Dưới đây là các triệu chứng nhận biết viêm da dị ứng, nếu các biểu hiện này thường xuyên tái phát trong thời gian dài có thể dẫn đến mạn tính:
- Nổi mề đay trên khắp cơ thể.
- Ngứa ngáy và đau rát.
- Rò rỉ dịch từ vùng da tổn thương.
- Da khô, ráp và bong tróc.
- Sốt, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, suy nhược cơ thể.
- Suy hô hấp.
Viêm da dị ứng có thể gây bội nhiễm nếu không được chăm sóc đúng cách
Các triệu chứng này thường gia tăng tần suất, dễ bùng phát, lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài. Nếu không được ngăn chặn, viêm da dị ứng kinh niên có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Bội nhiễm da: Việc gãi mạnh có thể làm da bị tổn thương sâu, dẫn đến bội nhiễm, tăng nguy cơ nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.
- Ảnh hưởng đến mắt: Khi vùng da gần mắt bị ảnh hưởng, có thể tác động đến dây thần kinh thị giác và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến mắt.
- Mệt mỏi, ngứa ngáy, sốt: Những triệu chứng này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và làm suy nhược cơ thể.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm da dị ứng kinh niên
1. Chẩn đoán viêm da dị ứng kinh niên
Nhờ sự phát triển của y học hiện đại, việc chẩn đoán viêm da dị ứng kinh niên đã trở nên dễ dàng hơn với các biện pháp chẩn đoán như sau:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ quan sát kỹ lưỡng và hỏi chi tiết về các triệu chứng, tiền sử bệnh lý, và thời gian bùng phát. Dựa trên thông tin thu thập được, bác sĩ sẽ đưa ra nhận định ban đầu về loại viêm da và mức độ dị ứng.
- Xét nghiệm cận lâm sàng: Bác sĩ thực hiện đo lường IgE huyết thanh, dùng test lẩy và test áp để kiểm tra phản ứng da đối với các dị nguyên để xác định nguyên nhân gây dị ứng. Sau đó, bác sĩ có thể kết hợp soi tươi để phân biệt giữa bệnh viêm da dị ứng với các bệnh nấm da khác.
Xét nghiệm máu xác định chính xác nguyên nhân gây viêm da dị ứng
Phương pháp điều trị viêm da dị ứng kinh niên
Viêm da dị ứng ở người lớn thường yêu cầu phương pháp điều trị toàn diện và chi tiết hơn so với ở trẻ em. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả:
1. Điều trị bằng thuốc Tây y
Việc điều trị viêm da dị ứng kinh niên có thể bao gồm các loại thuốc như corticosteroid (dạng kem bôi hoặc thuốc uống), thuốc kháng histamin, và các loại thuốc khác tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
- Nhóm thuốc bôi tại chỗ:
+ Dung dịch sát trùng: Natri Hypoclorit 6%, Kali Permanganat, Chloroxylenol, Polynoxylin, Triclosan, Cetrimide, Dibromopropamine, Povidone Iodine.
+ Thuốc bôi Corticoid: Hydrocortison, Betamethasone Valerate, Clobetasol Propionate (tùy trường hợp mắc bệnh nhẹ hay nặng).
+ Thuốc ức chế Calcineurin: Tacrolimus (Propic TM), Pimecrolimus (Elidel M).
+ Thuốc bôi kháng sinh: Tetracyclin, Macrolid, Lincosamid, Aminoglycosid.
+ Thuốc chống dị ứng dạng bôi: Phenergan, Benadryl.
- Nhóm thuốc uống:
+ Thuốc Corticoid dạng uống: Prednisolon, Prednison, Dexamethason, Methylprednisolon.
+ Thuốc kháng Histamine: Hydroxyzine, Chlorpheniramine (thế hệ 1), Levocetirizin, Cetirizin (thế hệ 2).
+ Thuốc kháng sinh dạng uống hoặc tiêm: Cephalexin, Penicillin VK, Clindamycin.
Lưu ý: Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Tuân thủ đúng liều lượng và chỉ định để tránh các biến chứng và tình trạng tái phát bệnh.
Sử dụng thuốc Tây cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa
2. Điều trị viêm da dị ứng kinh niên bằng thuốc Đông y
Sử dụng phương pháp Đông y để chữa viêm da dị ứng kinh niên không chỉ giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng mà còn tác động vào căn nguyên gây bệnh, đồng thời tăng cường sức đề kháng và bồi bổ sức khỏe tổng thể.
- Bài thuốc 1:
Bồ công anh 20g Ké đầu ngựa 20g
Kinh giới 20g Cỏ mần trầu 20g
Thổ phục linh 20g Kim ngân hoa 20g
Sài đất 100g
Cách dùng: Bạn cho tất cả các thảo dược vào nồi, cho 1 lít nước vào rồi đun đến khi cô đặc còn khoảng 200ml thì chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc 2:
Kim ngân hoa 16g Thổ phục linh 16g
Hoàng bá 12g Ké đầu ngựa 12g
Khổ sâm 12g Hạ khô thảo 12g
Hoạt thạch 8g Nhân trần 20g.
Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày một thang.
- Bài thuốc 3:
Phục linh 12g Bạch tiễn bì 12g
Hậu phác 12g Trư linh 12g
Trạch tả 16g Nhân trần 20g
Trần bì 8g.
Cách dùng: Sắc thuốc uống ngày 1 thang.
Đông y kết hợp các dược liệu mát gan, hoạt huyết, giảm ngứa trên da
- Bài thuốc 4:
Kinh giới 12g Mộc thông 12g
Khổ sâm 12g Phòng phong 12g
Ngưu bàng tử 12g Sinh địa 16g
Huyền thoái 6g Tri mẫu 8g
Thạch cao 8g.
Cách dùng: Bạn đem tán nhuyễn thành bột, mỗi lần dùng 8-12g pha với nước ấm, uống ngày 2 lần sáng và tối.
3. Điều trị bằng thuốc Nam
Ngoài Tây y và Đông y, sử dụng thuốc Nam cũng là một phương pháp chữa viêm da dị ứng an toàn, tiết kiệm chi phí, và dễ thực hiện. Dưới đây là một số bài thuốc Nam được truyền lại:
- Lá trầu không: Bạn dùng 5-7 lá trầu không đun sôi với 2 lít nước. Sau đó, bạn thêm muối và nước lạnh để điều chỉnh nhiệt độ, sau đó tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị dị ứng.
- Rau sam: Bạn rửa sạch 250g rau sam rồi cho vào nồi sắc với 1 lít nước. Sau khi nước sôi, tắt bếp, chia thành 2 phần uống sáng và tối.
- Lá đơn đỏ: Bạn đun sôi 100g lá đơn đỏ với 1 lít nước, dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh. Hoặc có thể sắc lá đơn đỏ uống mỗi ngày 3 lần.
Lá đơn đỏ giúp trị viêm da dị ứng
Hướng dẫn chăm sóc làn da cho người mắc viêm da dị ứng kinh niên
Trong quá trình chữa viêm da dị ứng, người bệnh hãy áp dụng một số cách đơn giản dưới đây để giảm mẩn ngứa:
- Bôi kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm giúp làm dịu da, giảm khô và căng cứng, nên dùng sau khi bôi thuốc đặc trị và duy trì hàng ngày.
- Vệ sinh da sạch sẽ: Sử dụng các sản phẩm vệ sinh nhẹ nhàng, có độ pH phù hợp hoặc rửa bằng nước muối sinh lý để hỗ trợ giảm triệu chứng.
- Không tắm nước quá nóng: Tránh tắm với nước quá nóng để không làm mất độ ẩm của da, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Uống đủ nước: Đảm bảo cung cấp đủ nước để duy trì độ ẩm, giảm triệu chứng dị ứng, không nên uống rượu, cà phê, thuốc lá.
- Bổ sung dinh dưỡng: Tăng cường vitamin, khoáng chất từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc để hỗ trợ sức đề kháng.
- Hạn chế gãi ngứa: Tránh gãi để ngăn ngừa nhiễm trùng và tái phát bệnh.
- Mặc quần áo thoải mái: Chọn trang phục rộng rãi, thấm hút mồ hôi, tránh các chất liệu gây ngứa.
- Tránh tác nhân dị ứng: Loại bỏ các yếu tố gây dị ứng từ môi trường và duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định.
Tạm kết
Viêm da dị ứng kinh niên là tình trạng da mãn tính liên quan đến phản ứng quá mức của hệ miễn dịch đối với các dị nguyên. Điều trị sớm và đúng cách là rất quan trọng để kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa bệnh trở nên nặng hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Liên hệ ngay hotline: 0975. 857. 257 để được dược sĩ hỗ trợ tư vấn.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng