Viêm da cơ địa ở người lớn và những điều cần biết dưới góc nhìn của chuyên gia da liễu
Viêm da cơ địa ở người lớn là gì?
Viêm da cơ địa (còn gọi là chàm thể tạng) là một dạng tổn thương da mãn tính và kéo dài dai dẳng. Bệnh nhân mắc viêm da cơ địa 70% là trẻ dưới 6 tuổi và chỉ khoảng 30% người lớn bị viêm da cơ địa.
Ở người lớn, viêm da cơ địa có thể gây tổn thương da và thường kèm theo các bệnh lý như viêm mũi dị ứng, hen suyễn. Viêm da cơ địa thường dai dẳng, dễ bị tái phát nhiều lần. Nếu không có chế độ chăm sóc phù hợp, có thể gây ra các biến chứng như:
- Viêm da cơ địa bội nhiễm: Trong giai đoạn cấp tính, người bệnh có thể bị bội nhiễm do tụ cầu vàng và một số vi khuẩn khác, gây tổn thương da, ngứa ngáy, đau rát và sưng nóng.
- Tự ti vì mất thẩm mỹ: Viêm da cơ địa dễ để lại thâm sẹo và ngứa ngáy, tái phát nhiều lần tại các vị trí như tay, chân, đầu, mặt, và cổ, gây ảnh hưởng đến ngoại hình, khiến người bệnh mất tự tin và ngại giao tiếp.
- Giảm chất lượng cuộc sống: Tình trạng tái phát nhiều lần và ngứa dữ dội ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, giảm hiệu suất lao động và học tập.
Viêm da cơ địa gây ngứa, rát rất khó chịu
Triệu chứng nhận biết viêm da cơ địa ở người lớn
Triệu chứng của viêm da cơ địa ở người lớn khác nhau giữa giai đoạn cấp tính và giai đoạn mãn tính. Viêm da cơ địa thường gây tổn thương ở các khu vực như khuỷu tay, mu bàn tay, lòng bàn tay, ngực, lòng bàn chân, mặt sau đầu gối, lưng hoặc đầu, và thường có tính chất đối xứng. Trong một số trường hợp, tổn thương da có thể lan rộng trên toàn bộ thân trên, thân dưới hoặc các chi.
Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa ở người lớn:
- Triệu chứng viêm da cơ địa cấp tính:
+ Phát ban màu hồng hoặc đỏ trên da, có kích thước và hình thái đa dạng, thường bằng phẳng, không rõ ranh giới.
+ Da phù nề, có dịch tiết và đóng mài.
+ Nổi mụn nước hoặc đám sẩn trên ban da. Sau đó, mụn nước vỡ gây chảy dịch.
+ Vùng da bị viêm có thể bị nóng rát, sưng đau và ngứa.
- Triệu chứng viêm da cơ địa mãn tính:
+ Vùng da bị viêm có biểu hiện thâm sạm và dày sừng.
+ Da có thể xuất hiện nếp nhăn hoặc các vết nứt nẻ.
+ Thường bị ngứa ngáy, ít đau và nóng rát.
Viêm da cơ địa không được điều trị ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ và tinh thần người bệnh
Vì sao người lớn cũng mắc viêm da cơ địa?
Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa là gì. Bệnh nhân mắc viêm da cơ địa thường có nồng độ IgE cao hơn bình thường và là căn bệnh di truyền, người có bố mẹ hoặc anh em đã từng bị viêm da cơ địa thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao gấp nhiều lần so với người bình thường.
Ngoài ra, bệnh còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
- Suy giảm miễn dịch: Ở người có sức khỏe yếu, viêm da cơ địa có thể gây tổn thương trên da, dễ kích thích sự xuất hiện của bệnh viêm mũi dị ứng, hen suyễn.
- Kích ứng: Da bị kích ứng sau khi tiếp xúc với nhựa độc của một số loại cây hoặc bị côn trùng cắn.
- Dị ứng: Phản ứng dị ứng do thay đổi thời tiết, sử dụng hóa mỹ phẩm, thuốc, thức ăn, hoặc tiếp xúc với nấm mốc.
- Yếu tố cơ học: Viêm da cơ địa có thể khởi phát ở người lớn do da cọ xát nhiều vào quần áo có chất liệu dày, chật chội.
- Yếu tố tâm lý: Người thường xuyên căng thẳng tâm lý kéo dài, làm việc quá sức làm tăng nguy cơ bị bệnh.
Một số nguyên nhân hàng đầu gây viêm da cơ địa
Gợi ý phương pháp điều trị viêm da cơ địa ở người lớn
Trước tiên, cần loại trừ các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như thức ăn, hóa chất hoặc thuốc gây dị ứng. Sau đó, có thể lựa chọn các phương pháp điều trị sau:
1. Điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc Tây
Viêm da cơ địa có thể sử dụng các loại kem bôi để làm dịu da, giảm bớt kích ứng da. Một số loại thuốc điều trị viêm da cơ địa bao gồm:
- Thuốc tím, dung dịch Chlorhexidine và Hexamidine: Có tác dụng sát trùng và khử khuẩn nhẹ, được sử dụng khi triệu chứng mới bùng phát.
- Nitrat bạc/hồ nước: Sử dụng trong giai đoạn cấp, ngay sau khi dùng các dung dịch kháng khuẩn, giúp làm khô dịch tiết và thúc đẩy tổn thương da nhanh chóng đóng mài.
- Thuốc mỡ corticoid: Thường được chỉ định sử dụng trong giai đoạn mãn tính của viêm da cơ địa để giảm triệu chứng sưng viêm và dị ứng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ như rậm lông, tăng nguy cơ nhiễm trùng, mỏng da, và teo da, nên chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn.
- Thuốc chứa Acid salicylic: Được chỉ định trong giai đoạn mãn tính để bạt sừng và giảm dày sừng da.
- Kem dưỡng ẩm: Sử dụng khi vùng da bị tổn thương đã lành hẳn, giúp làm dịu da, bảo vệ da và ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ.
Thuốc bôi trị viêm da cơ địa cần sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa có thể kê đơn thuốc uống để ngăn chặn bệnh như:
- Thuốc kháng histamin H1: Chống dị ứng và giảm ngứa, có thể gây buồn ngủ.
- Corticoid đường uống: Có thể được chỉ định trong giai đoạn viêm da cơ địa cấp tính để chống viêm và giảm dị ứng. Thuốc chỉ được sử dụng với liều lượng thấp trong khoảng 3 ngày.
- Thuốc kháng sinh, chống nấm: Trường hợp viêm da cơ địa bội nhiễm, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc chống nấm và kháng sinh toàn thân trong 7 - 10 ngày.
- Thuốc chống viêm không steroid: Cải thiện triệu chứng cho các trường hợp bị tổn thương da gây sốt nhẹ, đau và viêm.
- Viên uống bổ sung: Viên uống bổ sung vitamin nhóm B và C được sử dụng cho các trường hợp bị viêm da cơ địa mãn tính tái phát nhiều lần do thiếu hụt vi chất dinh dưỡng và suy giảm miễn dịch.
Ngoài ra, Tây y còn sử dụng phương pháp quang trị liệu và chiếu tia laser để điều trị viêm da cơ địa ở người lớn nếu việc sử dụng thuốc không đạt hiệu quả mong muốn. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này tốn kém và có thể gây tác dụng phụ nên ít được chỉ định.
2. Điều trị viêm da cơ địa bằng biện pháp dân gian
Phương pháp dân gian có độ an toàn cao nhưng tác dụng chậm, nên thường được sử dụng phối hợp với Tây y. Một số bài thuốc dân gian điều trị viêm da cơ địa ở người lớn bao gồm:
- Lá trầu không: Tinh dầu từ lá trầu không có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa và phục hồi các mô da bị tổn thương. Khi viêm da cơ địa bước sang giai đoạn ổn định, bệnh nhân có thể nấu nước tắm từ lá trầu không để giảm viêm, ngứa và làm mờ các vết thâm sạm.
- Lá chè xanh: Có tác dụng sát trùng, tiêu viêm và giảm ngứa. Bệnh nhân có thể nấu nước chè xanh để uống và ngâm rửa vùng da bị tổn thương.
- Lá lốt: Loại lá này có tính ấm, vị cay nồng và khả năng sát trùng mạnh. Người bị viêm da cơ địa mãn tính gây ngứa nhiều có thể nấu lá lốt với nước và dùng ngâm tắm để giảm triệu chứng khó chịu.
Lá lốt giúp kháng viêm, diệt khuẩn giúp làm dịu da
Lưu ý khi điều trị viêm da cơ địa ở người lớn
Để dứt điểm viêm da cơ địa, người bệnh cần kết hợp một số biện pháp sau:
- Loại bỏ các yếu tố gây khởi phát viêm da cơ địa: Tránh sử dụng mỹ phẩm, thức ăn gây dị ứng và giảm căng thẳng tâm lý.
- Tập thể dục đều đặn: Dành 20-30 phút mỗi ngày để tập thể dục, giúp cải thiện hệ thống miễn dịch.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Người bệnh nên ăn uống điều độ, tăng cường rau xanh, hoa quả, tránh các thực phẩm làm tăng nguy cơ dị ứng như hải sản, trứng, sữa, đậu phộng, tôm,...
- Uống đủ nước: Uống 2-2,5 lít nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm cho da và thúc đẩy hoạt động đào thải độc tố ở gan, thận.
- Dưỡng ẩm và bảo vệ da: Dưỡng ẩm da hai lần mỗi ngày, kết hợp sử dụng kem chống nắng và các biện pháp bảo vệ da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Tạm kết
Viêm da cơ địa ở người lớn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Để biết rõ mức độ bệnh và có phương pháp điều trị triệt để, ngay khi có biểu hiện mẩn ngứa, khô da, bạn nên đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn kịp thời.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng