Viêm da cơ địa mạn tính: Đi tìm nguyên nhân và bí quyết điều trị đúng đắn nhất
Viêm da cơ địa mạn tính là gì? Triệu chứng nhận biết viêm da cơ địa mạn tính
Viêm da cơ địa là bệnh lý về da phổ biến, gây nên các mảng đỏ và ngứa trên da. Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn dứt điểm cho viêm da cơ địa; các liệu pháp chuyên sâu chủ yếu tập trung vào việc cải thiện triệu chứng.
Viêm da cơ địa mạn tính hình thành sau thời gian dài điều trị các triệu chứng không hiệu quả, biểu hiện ngứa, rát, khô da dai dẳng không hết. Biểu hiện của bệnh bao gồm:
- Ngứa dữ dội.
- Da khô, rát, và có thể bong tróc.
- Da dày lên với các lớp sừng cứng.
- Da trở nên nhạy cảm, có thể sưng phồng do gãi nhiều.
- Trong một số trường hợp, da bị nhiễm trùng có thể dẫn đến mưng mủ và lở loét.
Viêm da cơ địa mạn tính khiến người bệnh rất khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến công việc, cuộc sống và tinh thần.
Viêm da cơ địa làm da khô, ngứa, rát, bong tróc
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa mãn tính là gì?
Hiện tại, nguyên nhân chính xác gây ra viêm da cơ địa mãn tính vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh có liên quan đến yếu tố cơ địa dị ứng, di truyền, và rối loạn hệ miễn dịch.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể khiến viêm da cơ địa dai dẳng không dứt như:
- Sử dụng xà phòng và hóa chất nhiều.
- Thời tiết quá khô, độ ẩm thấp.
- Sống trong môi trường ô nhiễm.
- Tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá và các chất kích thích.
Viêm da cơ địa mạn tính gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng
Hướng dẫn cách điều trị viêm da cơ địa mạn tính
Hiện nay, các phương pháp điều trị hiện nay tập trung vào việc kiểm soát triệu chứng và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Để điều trị viêm da cơ địa mãn tính, người bệnh cần tập trung vào việc tăng cường độ ẩm cho da và giảm thiểu tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng. Các phương pháp điều trị bao gồm:
1. Dưỡng ẩm da mỗi ngày
Dưỡng ẩm cho da thường xuyên giúp giảm khô da, hạn chế ngứa rát, nứt nẻ da. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc kem dưỡng ẩm để bôi lên da. Sau khi thoa, người bệnh có thể quấn băng, gạc thấm nước, hoặc vải quanh khu vực điều trị để giúp da hấp thụ kem dưỡng da tốt hơn.
Phương pháp dưỡng ẩm này có thể áp dụng trên bất kỳ vùng nào trên cơ thể. Nếu viêm da cơ địa xuất hiện ở tay hoặc chân, bệnh nhân có thể đeo găng tay hoặc vớ cotton sau khi bôi kem dưỡng ẩm.
Thời điểm lý tưởng để dưỡng ẩm là ngay sau khi tắm. Bệnh nhân có thể giữ băng hoặc gạc trong vài giờ hoặc để qua đêm.
Bôi kem dưỡng ẩm theo hướng dẫn của bác sĩ
2. Dùng thuốc kê theo đơn
Bác sĩ có thể kê nhiều loại thuốc khác nhau để ngăn chặn phản ứng dị ứng gây viêm da cơ địa. Các loại thuốc này có thể ở dạng kem bôi, viên uống hoặc thuốc tiêm.
Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm da cơ địa mãn tính bao gồm: Thuốc dưỡng ẩm da (Petrolatum, Aquaphor, Atopiclair hoặc Mimyx), kem hoặc thuốc mỡ chứa steroid (Hydrocortisone, Triamcinolone), thuốc điều hòa miễn dịch (Tacrolimus hoặc Pimecrolimus). Với trường hợp mắc nhiễm trùng có thể sử dụng kháng sinh đường uống hoặc tiêm.
Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc Tây y, tránh lạm dụng hoặc tự ý mua thuốc để không gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm như kích ứng dạ dày, buồn nôn, chóng mặt, hoặc viêm tuyến thượng thận.
Uống thuốc kê đơn theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
3. Liệu pháp quang trị liệu
Liệu pháp quang trị liệu, hay còn gọi là sử dụng ánh sáng cực tím, là một phương pháp có thể giúp giảm viêm và kiểm soát các triệu chứng viêm da cơ địa. Khoảng 70% người sử dụng phương pháp này cho biết tình trạng viêm da cơ địa mãn tính của họ đã cải thiện sau khi điều trị. Trong quá trình điều trị bằng ánh sáng, bệnh nhân sẽ được tiếp xúc với tia UVB trong một thời gian ngắn, từ vài giây đến vài phút. Máy chiếu tia có thể tác động lên toàn bộ cơ thể hoặc chỉ những vùng da không được che chắn.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, quang trị liệu thường cần được thực hiện liên tục trong vài tháng, với tần suất điều trị giảm dần khi triệu chứng được cải thiện. Phương pháp quang trị liệu giúp: Giảm ngứa, giảm viêm, tăng cường vitamin D cho da, chống nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng quang trị liệu cần có chỉ định của bác sĩ và phải được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín. Việc tiếp xúc không đúng cách với tia cực tím có thể gây bỏng da và tổn thương nghiêm trọng.
Quang trị liệu chỉ được áp dụng khi có chỉ định của bác sĩ
4. Bài thuốc dân gian chữa viêm da cơ địa mạn tính
Nhiều người vẫn áp dụng các mẹo dân gian để điều trị viêm da cơ địa mãn tính nhờ tính đơn giản, tiết kiệm và khả năng thực hiện tại nhà. Bạn có thể áp dụng các cách sau:
- Dùng lá lốt: Rửa sạch lá lốt, vò nát hoặc giã nhỏ, sau đó thoa lên vùng da bị viêm.
- Dùng lá khế chua: Dùng lá khế chua đã rửa sạch, đun với nước, rồi sử dụng nước đó để tắm.
- Dùng cây sài đất: Rửa sạch cây sài đất, giã nát, đắp lên vùng da bị viêm và dùng băng sạch cố định trong 30 phút trước khi rửa lại.
Cây sài đất hỗ trợ trị viêm da cơ địa hiệu quả
5. Chữa viêm da cơ địa mãn tính bằng Đông y
Hiện nay, Đông y được đánh giá cao trong việc điều trị viêm da cơ địa mãn tính do khả năng chữa bệnh từ gốc, loại bỏ căn nguyên gây bệnh từ bên trong, đồng thời nâng cao thể trạng và sức đề kháng để ngăn ngừa tái phát. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc sau:
- Bài thuốc Thanh dinh thang:
Lá đỏ 12g Sài đất 12g
Mạch đông 12g Đẳng sâm 12g
Rau má 12g Ngân hoa 12g
Huyết sâm 10g Toái cốt tử 8g
Hoàng liên 8g.
Cách dùng: Sắc thuốc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần.
- Bài thuốc Kinh phòng bại độc tán:
Quốc lão 4g Thuyền thoái 6g
Hắc phong tử 8g Phòng phong 8g
Tri loại 8g Thạch cao 8g
Tần quy 10g Kinh giới 10g
Khổ sâm 10g Thổ phục linh 12g
Sài đất 12g Tích tuyết thảo 12g
Sinh địa 12g Bồ công anh 12g
Hương truật 12g Kim ngân hoa 12g.
Cách dùng: Sắc thuốc uống ngày 1 thang chia làm 2 lần uống trong ngày.
Tạm kết
Viêm da cơ địa mạn tính khiến da khô rát, ngứa ngáy, khó chịu. Khi tình trạng viêm da cơ địa kéo dài, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ làm xét nghiệm chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp, tránh để ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, tâm lý.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng