Viêm da cơ địa có nên đi tắm biển không? Giải đáp chi tiết của bác sĩ
Giải đáp: Viêm da cơ địa có nên tắm biển không?
Các chuyên gia da liễu khẳng định rằng người bệnh viêm da cơ địa hoàn toàn có thể tắm biển. Lí do là bởi nước biển có chứa nhiều muối có thể dùng để chữa các bệnh lý về da. Các nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chứng minh rằng nước biển chứa nhiều hợp chất có lợi cho người bị viêm da cơ địa như iốt, kali, canxi. Ngoài ra, khoa học cũng khẳng định tắm biển cung cấp độ ẩm rất có lợi cho làn da khô. Đối với các vấn đề da như vảy nến, viêm khớp vảy nến, mụn, nước biển cũng có thể giúp cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, ngứa da do viêm da cơ địa thường giảm đi và cảm thấy thoải mái hơn khi tắm biển, nhờ vào các thành phần magie và kẽm có trong nước biển có tác dụng chống viêm và tăng cường lưu thông máu. Ngoài ra, nước biển còn có tính sát khuẩn và làm sạch da rất hiệu quả.
Nếu bạn đang lăn tăn không biết viêm da cơ địa có nên tắm biển không thì câu trả lời là có, tắm biển rất có lợi cho người mắc viêm da cơ địa.
Tắm biển giúp giảm mẩn ngứa, khó chịu trên da
Lưu ý quan trọng khi tắm biển dành cho người mắc viêm da cơ địa
Dù nước biển mang lại lợi ích nhất định cho người viêm da cơ địa, tuy nhiên nếu không tắm biển đúng cách có thể gây ra các tác dụng phụ. Bệnh nhân cần tuân thủ một số quy tắc sau để bảo vệ da an toàn:
1. Thời gian tắm biển
Người bị viêm da cơ địa nên che chắn da kỹ khi ra biển. Lớp da đã bị tổn thương rất mỏng và dễ bị ảnh hưởng bởi ánh nắng. Tốt nhất là chọn thời điểm tắm vào buổi sáng trước 8 giờ và chiều sau 5 giờ để tránh ánh nắng gay gắt vào giữa trưa, đặc biệt là vùng da bị viêm. Bạn có thể khoác thêm áo khoác hoặc khăn choàng để bảo vệ da.
Nên tắm biển vào trước 8h sáng và sau 5h chiều để giảm bớt tác hại của tia UV
2. Không nên tắm biển quá lâu
Ngâm mình quá lâu trong nước biển có thể làm da trở nên mềm và dễ bị tổn thương, đặc biệt là đối với da bị viêm. Thời gian tắm nên giới hạn khoảng 10 phút và tuyệt đối không nên tắm quá 15 phút để tránh làm mất nước da. Ngoài ra, không nên tắm biển quá thường xuyên, chỉ nên tắm từ 2 đến 3 lần một tuần để tránh kích ứng da và làm nặng thêm tình trạng bệnh.
3. Không tắm biển khi có vết loét trên da
Mặc dù nước biển mang lại nhiều lợi ích, nhưng chỉ đúng cho những người bị viêm da cơ địa ở mức độ nhẹ trên đầu, tay và chân. Đối với các trường hợp nặng, khi da đã bắt đầu lở loét và xuất hiện vết thương hở, không nên tắm biển. Tính sát khuẩn của muối trong nước biển có thể làm bạn cảm thấy đau rát và không thoải mái. Ngoài ra, việc tắm quá lâu và quá thường xuyên cũng có thể gây nhiễm trùng nặng.
Khi có vết viêm loét trên da không nên tắm biển
4. Tắm lại với nước sạch và bôi kem dưỡng ẩm
Sau khi tắm biển, bạn nên tắm lại bằng nước sạch để loại bỏ muối và các tạp chất bám trên da. Đặc biệt, sau khi tắm xong, hãy lau khô da và sử dụng kem dưỡng để cung cấp lại độ ẩm cần thiết. Hãy chọn sản phẩm kem dưỡng da có thành phần an toàn và được bác sĩ khuyên dùng để đảm bảo an toàn cho da.
5. Có thể tắm nước muối tại nhà
Bạn có thể pha nước muối để tắm biển tại nhà. Đơn giản chỉ cần chuẩn bị một lượng nước ấm vừa phải trong bồn tắm hoặc xô đựng, sau đó cho muối biển vào nước và khuấy tan. Ngâm mình trong bồn tắm khoảng 10 phút hoặc dùng khăn thấm nước thoa nhẹ nhàng lên da. Cuối cùng, tắm lại với nước ấm và lau khô da để có hiệu quả tương tự như khi tắm biển.
Tạm kết
Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Viêm da cơ địa có nên đi tắm biển không?” Tắm biển rất tốt cho da, giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường đào thải độc tố và hỗ trợ lưu thông máu huyết. Tuy nhiên, nếu bạn đang có vết thương hở không nên tắm biển để tránh đau và nhiễm trùng da.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng