Viêm da cơ địa có lây không? Giải đáp điều trị viêm da cơ địa không lo tái phát
Viêm da cơ địa có lây không?
Dấu hiệu nhận biết của viêm da cơ địa là những thương tổn trên da nổi gồ lên, phát ban, da khô ráp, nứt nẻ, ngứa ngáy,…. Vì là bệnh da liễu phổ biến nên nhiều bệnh nhân và người chăm sóc thắc mắc viêm da cơ địa có lây không? Thực tế, viêm da cơ địa không có tính lây lan. Ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp với chất dịch từ các mụn nước, dịch tiết, hay máu từ vết thương do gãi hoặc trầy xước trên da không làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tuy nhiên, viêm da cơ địa có tính di truyền. Nhiều trường hợp trên lâm sàng cho thấy viêm da cơ địa có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái. Khi cả bố và mẹ đều mắc bệnh, hơn 80% trường hợp con sinh ra sẽ bị bệnh. Nếu chỉ có một trong hai người mắc bệnh, tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng 50%. Việc tăng tỷ lệ mắc bệnh cũng được ghi nhận khi có các thành viên khác trong gia đình bị viêm da cơ địa.
Viêm da cơ địa phổ biến ở trẻ em nhưng người lớn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh với những triệu chứng nặng nề hơn
Những yếu tố gây viêm da cơ địa
Hiện tại, nguyên nhân chính xác của bệnh viêm da cơ địa vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng bệnh là kết quả của sự tương tác giữa nhiều yếu tố, bao gồm yếu tố di truyền, sự suy giảm hàng rào miễn dịch và các yếu tố môi trường.
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh và ảnh hưởng đến độ nặng của bệnh đã được xác định như:
- Cơ thể dị ứng với thuốc, hóa chất.
- Thực phẩm gây dị ứng.
- Dị ứng phấn hoa, bụi.
- Do côn trùng cắn,…
- Do một số bệnh lý liên quan đến cơ địa dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng, hen phế quản, vảy nến,….
Nghiên cứu cũng cho thấy việc hút thuốc lá, dù thụ động hay chủ động, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm da cơ địa ở người lớn. Các yếu tố khác bao gồm môi trường sống ô nhiễm, thời tiết thay đổi, đặc biệt là mùa đông khô lạnh, lối sống nhiều stress và căng thẳng tâm lý, cũng như tình trạng nhiễm trùng hoặc các bệnh lý cấp tính làm suy giảm hệ miễn dịch.
Biến chứng khô da, mẩn ngứa do viêm da cơ địa
Chẩn đoán viêm da cơ địa như thế nào?
Viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Ở trẻ nhỏ, biểu hiện lâm sàng điển hình của viêm da cơ địa bao gồm các mụn nước nhỏ trên nền ban đỏ, có thể rải rác hoặc tập trung thành mảng, thường thấy ở vùng mặt, xung quanh hai má, trán và rãnh mũi má. Những mụn nước này thường rất ngứa, khiến trẻ gãi nhiều, dẫn đến xây xước, chảy máu và tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp, làm dày da và gây khó khăn cho việc điều trị. Mặc dù tiếp xúc với dịch tiết từ các mụn nước không làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho người chăm sóc, nhưng nếu nhiễm trùng xảy ra, tổn thương có thể lan rộng ra các vùng khác của cơ thể.
Ngoài triệu chứng mụn nước và ngứa, bệnh nhân viêm da cơ địa còn gặp tình trạng da khô, nứt nẻ và chảy máu tự nhiên. Ở người lớn, viêm da cơ địa thường biểu hiện qua các mảng da dày, bong tróc ở các nếp gấp tự nhiên như khuỷu tay, khoeo và vùng cổ gáy. Những tổn thương này báo hiệu bệnh đã vào giai đoạn mạn tính và khó điều trị hơn.
Chẩn đoán viêm da cơ địa thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng kể trên. Xét nghiệm định lượng IgE trong máu có thể giúp chẩn đoán mức độ dị ứng. Khi đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm chuyên sâu hơn để xác định chính xác giai đoạn bệnh.
Biện pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa mới nhất hiện nay
Hiện nay, Y học hiện đại chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm da cơ địa. Mục tiêu điều trị chủ yếu để giảm triệu chứng khó chịu của bệnh. Bác sĩ chuyên khoa thường kê đơn phối hợp sử dụng thuốc bôi tại chỗ và các thuốc dùng đường toàn thân, điều chỉnh kế hoạch điều trị linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn của bệnh và lên kế hoạch để giảm tần suất tái phát. Đồng thời, cần điều trị các bệnh lý khác có liên quan đến yếu tố cơ địa.
Các thuốc được dùng tại chỗ phổ biến nhất là Corticoid và các loại thuốc dưỡng ẩm da. Corticoid có thể được sử dụng dưới dạng bôi ngoài da hoặc dùng đường toàn thân. Do có nhiều tác dụng phụ, người bệnh không nên tự ý mua thuốc sử dụng hoặc thay đổi liều lượng và thời gian dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
Khi sử dụng thuốc điều trị viêm da cơ địa, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa
Biện pháp phòng ngừa viêm da cơ địa tái phát
Bệnh viêm da cơ địa tuy không lây lan nhưng rất dễ tái phát, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số biện pháp giúp giảm thiểu khả năng tái phát bao gồm:
- Tuân thủ điều trị và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
- Giữ gìn vệ sinh da, tránh sử dụng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh.
- Cắt móng tay cho trẻ để tránh gây trầy xước và chảy máu các tổn thương da.
- Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm da, duy trì độ ẩm cho da vì khi khô, da dễ bị tổn thương hơn.
- Mặc áo quần mỏng từ các loại vật liệu mềm, không gây kích ứng da.
- Giữ môi trường sống sạch sẽ, hạn chế bụi bẩn.
- Mặc áo quần đủ ấm, giữ ấm vùng mặt, đặc biệt trong thời điểm chuyển mùa.
- Tránh tắm bằng nước quá nóng vào mùa lạnh vì làm mất nước trên da khiến da khô.
- Tránh sử dụng thực phẩm hoặc các sản phẩm mà bản thân bị dị ứng.
- Hạn chế dùng các loại hóa mỹ phẩm có thành phần hóa học làm tăng nguy cơ dị ứng.
Nội dung bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Viêm da cơ địa có lây không”. Đây là căn bệnh da liễu phổ biến nhưng không lây lan. Bạn hãy liên hệ hotline: 0975.857.257 để được dược sĩ tư vấn thêm cách ăn uống, chế độ sinh hoạt cho người mắc viêm da cơ địa nhé.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng