Vì sao viêm da cơ địa dễ tái phát vào mùa đông? Biện pháp đơn giản phòng tránh bệnh hiệu quả
Vì sao viêm da cơ địa gia tăng vào mùa đông?
Viêm da cơ địa vào mùa đông là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhiều hơn ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bệnh thường xuất hiện ở những người có da khô và sức đề kháng kém. Thời tiết lạnh và độ ẩm không khí thấp tạo điều kiện cho bụi bẩn và vi khuẩn phát tán, dẫn đến các đợt viêm da nặng.
Trong mùa đông, khi trời hanh khô, da dễ mất nước. Nhiều người có thói quen ngại uống nước vì trời lạnh, khiến cơ thể thiếu nước và làm tình trạng khô da, ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn. Gãi nhiều có thể làm tổn thương da trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
Ngoài ra, một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc viêm da cơ địa vào mùa đông như:
- Di truyền: Viêm da cơ địa có thể di truyền từ bố mẹ hoặc người có cùng huyết thống.
- Môi trường: Các dị nguyên ngoài môi trường như lông động vật, khói xe, phấn hoa, bụi bẩn có thể gây bùng phát bệnh.
- Thói quen xấu: Nhiều người ngại uống nước vào mùa đông, dẫn đến da khô và mất nước, gây mẩn đỏ và kích ứng. Sử dụng nước quá nóng để tắm và rửa mặt cũng làm da mất nước và tổn thương.
- Hóa chất: Sử dụng mỹ phẩm có độ tẩy rửa mạnh hoặc các sản phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, có thể khiến da khô, kích ứng và viêm nhiễm nghiêm trọng.
Viêm da cơ địa rất dễ bùng phát vào mùa đông
Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa vào mùa đông
Viêm da cơ địa gây nên các triệu chứng sau:
- Cảm giác ngứa: Từ cảm giác bứt rứt khó chịu đến những cơn ngứa dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm.
- Da nhạy cảm và khó chịu: Da khô ráp, nứt nẻ, bong vảy, sần sùi và sưng do trầy xước.
- Xuất hiện các mảng xám: Thường ở các vị trí như bàn tay, bàn chân, cổ, ngực trên, cổ tay, mặt trong khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân, mí mắt,...
- Vết sưng đỏ nhỏ: Nếu bị trầy xước, có thể rỉ dịch.
- Vùng da tổn thương: Bị phù nề, mưng mủ, và đóng vảy.
Viêm da cơ địa gây nên các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu
Viêm da cơ địa tái phát vào mùa đông: Tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm
Viêm da cơ địa có thể gây:
- Mất thẩm mỹ: Viêm da cơ địa đặc trưng bởi cảm giác ngứa dai dẳng hoặc bùng phát mạnh. Gãi nhiều làm tăng ngứa, khiến da dày lên và bệnh trầm trọng hơn, dễ dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn gây mưng mủ và lở loét. Lâu dài, da trở nên sần sùi, mẩn đỏ, và dày lên, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ.
- Nhiễm khuẩn huyết: Vùng da bị bệnh có thể bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi có thể bội nhiễm vi khuẩn, hình thành mụn mủ, dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn huyết, gây khó khăn trong điều trị.
- Đau cơ và đau đầu: Nếu viêm nhiễm lan đến dây thần kinh hoặc vùng mắt, mặt, người bệnh có thể gặp triệu chứng đau cơ và đau đầu kéo dài.
Ở trẻ nhỏ, viêm da cơ địa gây ngứa, khó chịu, khiến trẻ quấy khóc, ăn kém và ngủ kém. Ở người lớn, viêm da cơ địa ảnh hưởng đến học tập, công việc và sinh hoạt hàng ngày. Khoảng 35% trẻ em bị viêm da cơ địa có nguy cơ phát triển hen phế quản khi lớn. Nếu cả cha mẹ bị hen phế quản hoặc viêm mũi dị ứng, trẻ có nguy cơ mắc viêm da cơ địa cao hơn.
Nếu không chữa trị kịp thời, viêm da cơ địa gây khô ráp, đau, ngứa, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cuộc sống
Phương pháp chẩn đoán viêm da cơ địa mùa đông
Chẩn đoán viêm da cơ địa thường dựa trên yếu tố lâm sàng như viêm da mạn tính và tái phát nhiều lần, cùng với hình thái và vị trí tổn thương đặc trưng. Bác sĩ cũng cần loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự như viêm da dầu, vảy nến hay u lympho.
Một số xét nghiệm bổ sung giúp tăng độ chuẩn xác bao gồm:
- Tăng nồng độ IgE trong huyết thanh: Mặc dù không phải là xét nghiệm chẩn đoán nhưng đo nồng độ IgE có thể hữu ích trong việc xác nhận tình trạng dị ứng.
- Mô bệnh học: Phân tích mẫu mô từ vùng bị tổn thương có thể phát hiện các đặc điểm như thượng bì có xốp bào và xen kẽ với hiện tượng á sừng, trung bì có sự xâm nhập của bạch cầu lympho, dưỡng bào, và tế bào ái kiềm.
- Test lẩy và test áp bì: Nhằm xác định nguyên nhân gây dị ứng.
Kết quả xét nghiệm máu giúp chẩn đoán viêm da cơ địa
Bí quyết đơn giản phòng ngừa viêm da cơ địa tái phát vào mùa đông
Nếu bạn là người có cơ địa dị ứng, vào mùa đông hanh khô cần đặc biệt chú ý:
- Dưỡng ẩm da thường xuyên: Để kiểm soát viêm da, việc duy trì độ ẩm là rất quan trọng, đặc biệt vào mùa đông khi da dễ bị khô và có nguy cơ bùng phát bệnh.
- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Bảo vệ da khỏi lạnh bằng cách đeo găng tay, khăn choàng và đội mũ khi ra ngoài. Tránh tắm nước quá nóng và sau khi tắm hãy dưỡng ẩm da ngay lập tức.
- Ưu tiên sản phẩm có thành phần thiên nhiên: Da viêm rất nhạy cảm, vì vậy nên sử dụng mỹ phẩm, nước rửa bát lành tính, không kích ứng, có nguồn gốc từ thảo dược để bớt gây hại cho da.
- Tạo độ ẩm không khí trong mùa hanh khô: Đặt máy tạo độ ẩm tại nhà hoặc nơi làm việc để cung cấp độ ẩm cho không khí xung quanh.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Bổ sung nước đầy đủ, uống ít nhất từ 2 - 2.5 lít nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung thêm nước trái cây và nước ép rau củ để cung cấp vitamin và khoáng chất cho da.
- Chế độ ăn uống phù hợp: Bạn nên hạn chế các thực phẩm có nguy cơ làm tăng viêm da như thịt đỏ, sữa, thực phẩm giàu tinh bột và đường. Hãy bổ sung các loại vitamin A, B, E và D có thể giúp cải thiện tình trạng viêm da.
- Lựa chọn trang phục: Nên mặc đồ rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
Tạm kết
Bệnh viêm da cơ địa dễ tái phát vào mùa đông. Bởi vậy, bạn cần tạo thói quen chăm sóc da hàng ngày để giảm triệu chứng và phòng tránh bệnh. Khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng như ngứa nhiều, đau, sưng nóng, đỏ, chảy máu mủ,… nên đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng