Trị mẩn ngứa mề đay bằng Y học cổ truyền: Những điều cần lưu ý
Nguyên tắc điều trị mẩn ngứa mề đay theo Y học cổ truyền
Theo Đông y, nguyên nhân chính gây mề đay là do phong hàn (tác động từ bên ngoài) kết hợp với huyết nhiệt (tác động từ bên trong), cùng với sự không phù hợp với một số loại thực phẩm như tôm, cá… Theo Y học hiện đại, những yếu tố dị nguyên (chất gây dị ứng - mề đay) tác động vào cơ thể làm cho cơ thể tiết ra một số lượng Histamin. Histamin khi sinh ra ở da sẽ chảy vào máu, làm dãn các mao mạch gây hiện tượng ứ máu, chảy huyết ra ngoài huyết quản. Đồng thời Histamin thấm vào đuôi dây thần kinh cảm giác gây ra cảm giác ngứa và kích thích, gây phản ứng sợi trục làm đỏ xung quanh các nốt mề đay.
Dấu hiệu nhận biết nổi mẩn ngứa mề đay là trên da xuất hiện các các nốt sần, kích thước không đồng đều, màu hồng hoặc xanh trắng và rất ngứa. Nổi mẩn ngứa mề đay thường phải mất vài ngày hoặc cả tuần mới hết.
Y học cổ truyền xác định chính xác nguyên nhân và có các bài thuốc điều trị nổi mẩn ngứa mề đay hiệu quả bằng cách kết hợp những thảo dược lành tính, không gây tác dụng phụ.
Nốt mẩn ngứa mề đay mọc dày khắp tay và ngứa ngáy
Bài thuốc Đông y điều trị mẩn ngứa mề đay
1. Bài thuốc trị mẩn ngứa mề đay do phong nhiệt
Người mắc phong nhiệt có biểu hiện nổi nốt mề đay màu hồng tươi, khát nước, mặt đỏ, nước tiểu vàng, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch Phù Sác.
- Phương pháp điều trị: Cần sơ phong thanh nhiệt.
- Áp dụng bài thuốc Ngân Kiều Tán gia giảm:
Kim ngân hoa 12g Liên kiều 8g
Hoàng liên 8g Cát cánh 12g
Bạc hà 12g Đạm trúc diệp 12g
Cam thảo 6g Ngưu bàng 12g
Sinh địa 16g Đan bì 12g
Đại thanh diệp 6g Huyền sâm 16g
Bản lam căn 6g Gia Xuyên tâm liên 12g
Thanh cao hoa vàng 12g
- Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần. Nếu có biểu hiện rối loạn tiêu hóa cần gia thêm các vị: Hoắc hương 4-6g, Bạch truật 16g, nếu ho gia thêm Bán hạ 8-12g, Mạch môn 12-16g, Tử uyển 6-8g, Trần bì 6-8g,
2. Bài thuốc trị mẩn ngứa mề đay do phong hàn
Người mắc phong hàn có biểu hiện mề đay nổi lên sắc nhạt, kích thước to nhỏ không đều, gặp lạnh càng ngứa nhiều, màu da nhạt, có thể kèm theo sốt.
- Phương pháp điều trị: Khư phong tán hàn.
- Áp dụng bài thuốc Quế chi thang gia giảm:
Quế chi 8g Sinh khương 6g
Tô tử 12g Ké 16g
Kinh giới 16g Tế tân 6g
Lá đơn 16g Phòng phong 12g
Ý dĩ 16g Đan sâm 12g
Bạch chỉ 8g
- Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần.
Thảo dược tự nhiên hỗ trợ trị nổi mẩn ngứa mề đay không gây tác dụng phụ
3. Bài thuốc trị mẩn ngứa do thực tích
Người bị mẩn ngứa mề đay do thực tích có biểu hiện mề đay sắc trắng hoặc đỏ, mề đay tái phát, trung quản bĩ đầy, ăn kém ngực đầy, ợ chua, buồn nôn, đại tiện kém.
- Pháp trị: Cần hòa trung thông đạo, sơ phong thanh nhiệt.
- Áp dụng bài thuốc Hà thị sơ phong đạo trệ pháp:
Ngân hoa 12g Địa phụ tử 10g
Bạch tiễn bì 15g Cúc hoa 10g
Phục linh 10g Tiêu Sơn tra 10g
Sao Chỉ sác 6g Xích thược 10g
Tiêu Mạch nha 10g Tiêu tân lang 10g
Kê nội kim 10g
- Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần.
4. Điều trị nổi mẩn ngứa mề đay do thấp nhiệt
Người bị nổi mẩn ngứa mề đay do thấp nhiệt có biểu hiện nốt mề đay màu đỏ sạm, thay đổi thời tiết nổi nhiều hơn, người nóng, nặng đầu, cơ thể mỏi mệt, đại tiện khó, tiểu tiện ít, lưỡi rêu vàng nhớt.
- Pháp trị: Cần phương hương hoá thấp.
Hoắc hương 6g Bội lan 10g
Ngân hoa 15g Hậu phác 6g
Linh bì 10g Hoạt thạch 10g
Bồ công anh 15g Hoàng cầm 10g
Xích thược 10g Trần bì 6g
Cam thảo 6g
- Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần.
Tạm kết
Trên đây là tổng hợp các bài thuốc trị mẩn ngứa mề đay bằng Y học cổ truyền cho bạn tham khảo. Bạn đang nghi ngờ mắc mẩn ngứa mề đay hãy đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và điều trị đúng phác đồ, tránh để lâu gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng