Top 4 bài thuốc trị mẩn ngứa mề đay bằng Đông y hiệu quả nhưng ít người biết
“Thủ phạm” gây mẩn ngứa mề đay là gì?
Mẩn ngứa là tình trạng da nổi những nốt đỏ gây ngứa và rát. Y học hiện đại cho rằng mẩn ngứa mề đay có thể do các nguyên nhân sau:
- Tiếp xúc với các hóa chất tẩy mạnh như nước giặt quần áo, nước rửa chén, nước xịt đa năng,…
- Vi khuẩn, bụi bẩn, và lông thú cưng có thể gây ra mẩn ngứa.
- Căng thẳng làm thay đổi nội tiết tố, dẫn đến da nổi mẩn ngứa.
- Thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng, hoặc làm việc trong môi trường quá khô có thể gây kích ứng da.
- Một số bệnh như bệnh ghẻ, vảy nến, nấm da, viêm da cơ địa, và mề đay cũng là nguyên nhân gây mẩn ngứa.
- Trục trặc ở các cơ quan trong cơ thể như gan, thận có thể dẫn đến mẩn ngứa.
Trong Đông y, tình trạng mẩn ngứa mề đay được gọi là Phong chẩn, ma chẩn với cơ chế sinh bệnh là do chức năng của các tạng phủ trong cơ thể suy giảm, đặc biệt là can và tỳ. Can mất sự tiết, tỳ mất kiện vận dẫn đến các độc tố trong cơ thể không được thải ra ngoài, mà thay vào đó chúng tích tụ và gây hại cho Phế, tạng được coi là chủ trị bì mao (bao gồm da, lông tóc, móng). Phế hư tổn dẫn đến phát triển ban sẩn trên da.
Sự bất hòa của Dinh vệ và sức đề kháng của cơ thể suy giảm dẫn đến sự xâm nhập của ngoại tà, gây tắc trở trong lưu thông khí huyết, gây ra sự uất nơi bì phủ (da), dẫn đến sự nổi ban sẩn, ngứa.
Vì vậy, nguyên tắc điều trị mẩn ngứa mề đay bằng Đông y là cần thanh nhiệt, giải độc, nâng cao hệ miễn dịch để giảm sưng, ngứa rát.
Mẩn ngứa mề đay khiến người bệnh rất khó chịu, ngứa ngáy không yên
Top 4 bài thuốc trị mẩn ngứa mề đay bằng Đông y
Có nhiều bài thuốc Đông y được bào chế từ các loại dược liệu có khả năng giảm tình trạng mẩn ngứa. Dưới đây là một số bài thuốc được áp dụng và mang lại hiệu quả cao:
Bài thuốc số 1
Đương quy 30g Khổ sâm 30g
Bạc hà 20g Băng phiến 10g
Sà sàng tử 20g.
Cách dùng: Bạn đem sơ chế kỹ các nguyên liệu, sau đó cho nước vào đun khoảng 15 phút. Sau đó, bạn dùng nồi nấu bài thuốc này để xông phần bị ngứa và dùng nước để ngâm vào vùng da bị ngứa. Thực hiện bài thuốc này 2 lần/ngày và sử dụng hàng ngày cho đến khi tình trạng ngứa giảm.
Bài thuốc số 2
Đương quy 30g Khổ sâm 30g
Bạc hà 20g Băng phiến 10g
Sà sàng tử 20g Hoàng tinh 30g
Bạch tiên trì 20g Hoa tiêu 15g
Thấu cốt tử thảo 30g Địa phu tử 30g
Cách dùng: Bạn đem rửa sạch các nguyên liệu, để ráo. Sau đó, nấu với nước trong khoảng 20 phút rồi bỏ phần bã thuốc đi. Sau đó, bạn hòa thuốc với nước nguội cho ấm và ngâm vùng da bị mẩn ngứa. Thực hiện ngâm mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 20 phút để có kết quả nhanh chóng.
Đông y kết hợp nhiều thảo dược tự nhiên thanh nhiệt, giải độc giúp giảm mẩn ngứa
Bài thuốc số 3
Kinh giới 30g Cam thảo 20g
Phèn phi 15g Sà sàng tử 20g
Khổ sâm 30g Đại phi dương 30g
Đại hoàng 20g Địa phu tử 30g
Địa du 20g
Cách dùng: Bạn đem rửa sạch nguyên liệu và để ráo. Sau đó, đun sôi với nước trong khoảng 20 phút rồi lọc bỏ phần bã thuốc. Hòa thuốc với nước nguội cho đến khi ấm, rồi ngâm vùng da bị mẩn ngứa. Thực hiện ngâm mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 20 phút để đạt hiệu quả.
Bài thuốc số 4
Bạch tật lê 100g Thương nhĩ tử 100g
Dạ giao đẳng 200g Bạch tiên bì 20g
Huyền thoái 20g Sà sàng tử 20g
Cách dùng: Bạn đem rửa sạch các nguyên liệu, sau đó nấu với nước trong khoảng 20 phút rồi lọc bỏ phần bã thuốc. Hòa thuốc với nước nguội cho đến khi ấm, rồi ngâm vùng da bị mẩn ngứa. Thực hiện ngâm đều đặn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 30 phút để giảm tình trạng mẩn ngứa.
Tạm kết
Mẩn ngứa mề đay kéo dài khiến bạn mệt mỏi, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt. Bạn có thể áp dụng các bài thuốc trị mẩn ngứa mề đay bằng Đông y đơn giản như trên để giảm bớt khó chịu, kích ứng da. Tuy nhiên, khi áp dụng bài thuốc cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, kết hợp ăn uống lành mạnh, tránh xa các dị nguyên để trị bệnh hiệu quả nhất.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng