Top 10 loại thuốc uống trị mề đay mẩn ngứa phổ biến nhất hiện nay
1. Thuốc trị mề đay mẩn ngứa Dexchlorpheniramin
Dexchlorpheniramine là loại thuốc kháng histamine được dùng để điều trị các triệu chứng dị ứng như hắt hơi, sổ mũi,… trong các trường hợp viêm mũi dị ứng và cảm lạnh thông thường.
- Thành phần chính: Dexchlorpheniramine.
- Công dụng: Giảm sưng, mẩn đỏ, làm dịu da, giảm ngứa. Điều trị các triệu chứng hắt hơi và ho do dị ứng.
- Cách dùng: Trẻ em trên 6 tuổi: 1mg mỗi 4 – 6 giờ/lần. Người lớn: 2mg mỗi 4 – 6 giờ/lần. Tối đa 12mg mỗi ngày.
- Tác dụng phụ: Buồn ngủ, chóng mặt, táo bón, bí tiểu, mờ mắt hoặc khô miệng, khô họng, có thể xảy ra hạ huyết áp, ảo giác, run rẩy, thậm chí sốc phản vệ. Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào hãy dừng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn.
2. Thuốc Allergex
Allergex là một loại thuốc thuộc nhóm kháng histamin, thường được dùng để điều trị các bệnh như viêm mũi dị ứng và mày đay mạn tính.
- Thành phần chính: Acrivastine.
- Công dụng: Giảm triệu chứng nổi mề đay, ngăn ngừa biến chứng.
- Cách dùng: Uống 8 – 10mg/lần, 1 – 3 lần/ngày.
- Tác dụng phụ: Hoa mắt, đau đầu, buồn ngủ, mất ngủ, khô miệng,… Không sử dụng thuốc khi đang lái xe, hoặc đang mắc bệnh suy gan, suy thận, phụ nữ có ý định có thai, mang thai và đang cho con bú.
3. Thuốc Cetirizin
Thuốc Cetirizine là loại thuốc được sử dụng để điều trị dị ứng, với hoạt chất chính là cetirizine hydrochloride hoặc cetirizine dihydrochloride. Nó có thể được bào chế dưới nhiều dạng như viên nén bao phim, viên nang, dung dịch uống hoặc siro.
- Thành phần chính: Cetirizine Hydrochloride
- Công dụng: Giảm triệu chứng mề đay mạn tính, dị ứng thời tiết và các bệnh lý da liễu khác.
- Cách dùng: Người lớn: Uống 5mg/lần, 2 lần/ngày.
- Tác dụng phụ: Buồn ngủ, mệt mỏi, khô miệng, đau dạ dày, khó tiểu,… Một số phản ứng hiếm khi xảy ra bao gồm: Phát ban, sưng và ngứa (đặc biệt là vùng mặt, lưỡi, cổ họng), chóng mặt nghiêm trọng hoặc khó thở.
4. Thuốc Dexamethasone
Dexamethasonelà một loại thuốc thuộc nhóm glucocorticoid tổng hợp được dùng để ức chế phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể và giảm các triệu chứng dị ứng.
- Thành phần chính: Dexamethasone
- Công dụng: Chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch, giúp loại bỏ các yếu tố gây dị ứng mẩn ngứa.
- Cách dùng: Dạng viên nén: Uống từ 0,75 – 9mg/ngày, chia làm 2 – 4 lần/ngày. Dạng tiêm: Tiêm 1 – 2 mũi/ngày.
- Tác dụng phụ: Rối loạn phân bố mỡ, hội chứng cushing, tăng đường huyết, teo cơ, loãng xương, rối loạn nhịp tim, đau đầu, cao huyết áp, loét dạ dày, suy thượng thận,… Đặc biệt khi sử dụng thuốc bắt buộc phải tuân thủ đúng thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý đột ngột dừng thuốc gây tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe.
5. Thuốc Diphenhydramine
Thuốc Diphen (diphenhydramine) là một loại thuốc kháng histamine được sử dụng để giảm các triệu chứng dị ứng, viêm mũi dị ứng và cảm lạnh thông thường. Thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn sự sản sinh của histamine để giảm triệu chứng dị ứng.
- Thành phần chính: Diphenhydramine hydrochloride.
- Công dụng: Giảm mẩn ngứa, phù mạch. Cũng giảm triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi của viêm mũi dị ứng và viêm mũi vận mạch.
- Cách dùng: Trẻ em: Uống từ 12,5 – 25mg/lần, 2 – 3 lần/ngày. Người lớn: 25 – 50mg/lần, 2 – 3 lần/ngày.
- Tác dụng phụ: Chóng mặt, buồn ngủ, đau đầu là những triệu chứng thường gặp. Một số tác dụng phụ hiếm gặp bao gồm: Rối loạn máu, tụt huyết áp, sốc phản vệ, thiếu máu tan máu, ảo giác,… rất nguy hiểm.
6. Thuốc Loratadine
Loratadin là thuốc thuộc nhóm kháng histamin, được sử dụng để giảm các triệu chứng dị ứng như hắt hơi, sổ mũi và chảy nước mắt do dị ứng thời tiết. Thuốc này có tác dụng hiệu quả đối với các triệu chứng như ngứa, chảy nước mũi và hắt hơi. Ngoài ra, loratadin cũng được dùng để điều trị ngứa do phát ban.
- Thành phần chính: Loratadine.
- Công dụng: Ức chế sản sinh histamin, giảm triệu chứng dị ứng thức ăn và làm dịu cơn ngứa.
- Cách dùng cho dạng viên uống: Trẻ em từ 2 – 12 tuổi uống 5 – 10mg/ngày. Trẻ em từ 12 tuổi và người lớn uống 10mg/ngày.
- Tác dụng phụ: Phát ban tăng, chóng mặt, khó thở (rất hiếm gặp).
7. Thuốc Chlorpheniramine
Clorpheniramin là thuốc được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng mùa và quanh năm. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để giảm các triệu chứng dị ứng như mày đay, viêm mũi vận mạch do histamin, viêm kết mạc dị ứng, viêm da tiếp xúc, mạch phù, phù Quincke, dị ứng do thức ăn và phản ứng dị ứng trong huyết thanh. Clorpheniramin cũng có thể được sử dụng để giảm ngứa do côn trùng đốt, hoặc giảm ngứa ở những người mắc bệnh sởi hoặc thủy đậu.
- Thành phần chính: Chlorpheniramine Maleate
- Công dụng: Giảm triệu chứng viêm da cơ địa, dị ứng thời tiết, hắt hơi, ho do dị ứng.
- Cách dùng: Người lớn uống 1 viên/lần, 3 – 4 lần/ngày.
- Tác dụng phụ: Thường gặp an thần, ngủ gà, khô miệng. Hiếm gặp: Buồn nôn, chóng mặt, loạn thần, thiếu máu tan huyết, mờ mắt, ù tai, rối loạn tiêu hóa, viêm gan, vàng da, co giật, yếu cơ,….
8. Thuốc Hydroxyzine
Hydroxyzine thuộc nhóm thuốc kháng Histamin H1 được sử dụng trong điều trị giảm ngứa, chống nôn, chống dị ứng.
- Thành phần chính: Hydroxyzine Hydrochloride
- Công dụng: Ức chế sản sinh histamin, giảm mẩn ngứa, giảm phù mạch, làm dịu tâm lý, phòng tránh biến chứng.
- Cách dùng: Trẻ em dùng 0,6mg/kg, mỗi lần cách nhau 6 tiếng. Người lớn dùng từ 25 – 100mg/lần, mỗi lần cách nhau 6 tiếng.
- Tác dụng phụ: Buồn ngủ, khô miệng, táo bón, đau đầu, đau họng, viêm khớp,….
9. Thuốc Methylprednisolone
Thuốc methylprednisolone có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể để giảm các triệu chứng sưng, đau, dị ứng.
- Thành phần chính: Methylprednisolone
- Công dụng: Điều trị nổi mề đay, viêm da cơ địa. Hỗ trợ cho hoạt động của hệ miễn dịch, phòng tránh nhiễm trùng và mưng mủ trên da.
- Cách dùng: Từ 30 – 40mg/lần, 2 – 3 lần/ngày.
- Tác dụng phụ: Tăng cân bất thường, rối loạn kinh nguyệt, tâm lý bất ổn, sưng mặt, yếu cơ, giảm thị lực, xuất huyết dạ dày,….
10. Thuốc Medrol
Medrol là thuốc kháng viêm và được chỉ định trong những tình trạng dị ứng, lupus ban đỏ, viêm khớp, vảy nến,… Loại thuốc chứa Corticosteroid, có dược tính mạnh, thường được chỉ định cho người bị mề đay mạn tính, sưng viêm nặng và nguy cơ biến chứng cao.
- Thành phần chính: Methylprednisolone
- Công dụng: Giảm viêm da, giảm ngứa, hỗ trợ hệ miễn dịch.
- Cách dùng: Từ 4 – 48mg/ngày.
- Tác dụng phụ: Thuốc Medrol có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trên các cơ quan như: Nội tiết, miễn dịch, hệ thần kinh, tâm thần, mắt, tim, gan mật, tiêu hóa, cơ xương, chuyển hóa và dinh dưỡng, thận và tiết niệu. Vì vậy, chỉ sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Lưu ý khi sử dụng thuốc uống trị mề đay mẩn ngứa
Khi dùng bất cứ loại thuốc Tây nào để trị mẩn ngứa mề đay, người bệnh cũng cần chú ý:
- Chỉ sử dụng thuốc chữa bệnh dị ứng mề đay khi có sự chỉ định của bác sĩ. Không tự ý thay đổi liều dùng, không lạm dụng thuốc. Sử dụng quá liều có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng.
- Tránh sử dụng thuốc nếu có dấu hiệu mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc nằm trong nhóm người chống chỉ định.
- Nếu có biểu hiện bất thường hoặc tình trạng bệnh trở nặng hơn trong quá trình sử dụng thuốc, cần thông báo ngay cho bác sĩ.
- Kết hợp với chế độ dinh dưỡng lành mạnh và sinh hoạt khoa học, bao gồm bổ sung rau củ, trái cây vào khẩu phần ăn. Hạn chế các thực phẩm có nhiều dầu mỡ, cay nóng, đường, muối, rượu và bia.
- Giữ vệ sinh cá nhân bằng cách sử dụng xà phòng và nước tắm dịu nhẹ. Tránh gãi hoặc cọ vùng da bị dị ứng mẩn ngứa.
Tạm kết
Trên đây là tổng hợp 10 loại thuốc uống trị mề đay mẩn ngứa cho bạn tham khảo. Để tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn và tăng hiệu quả trị bệnh, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị thích hợp.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng