Top 10 loại thuốc bôi viêm da dị ứng giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, phát ban
1. Kem Fucicort Cream
Kem bôi da Fucicort Cream được sử dụng để điều trị viêm da dị ứng. Thành phần chính của kem này bao gồm Fusidic acid và Betamethasone. Betamethasone có tác dụng giảm viêm và ức chế miễn dịch, trong khi Fusidic acid có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng da. Sự kết hợp này giúp kem Fucicort Cream giảm các triệu chứng viêm da hiệu quả. Để thuốc thẩm thấu tốt, bạn nên lấy một lượng kem vừa đủ và thoa đều lên vùng da bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, có một số trường hợp chống chỉ định như người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong kem Fucicort Cream, người bị viêm da quanh miệng, loét da, nhiễm nấm, lao hoặc bị nhiễm virus.
2. Kem La Roche-Posay Cicaplast Baume B5
Kem La Roche-Posay Cicaplast Baume B5 được thiết kế để phục hồi và làm dịu da khô, da kích ứng và cảm giác bỏng rát, mang lại cảm giác dễ chịu. Đặc biệt, sản phẩm này có khả năng cải thiện da, kháng khuẩn, chống khô da, cung cấp độ ẩm và tái tạo da. Ngay sau khi sử dụng, kem cung cấp dinh dưỡng cho làn da và giúp giảm các dấu hiệu mẩn đỏ, kích ứng, ngứa và căng tức. Hiệu quả của sản phẩm đã được chứng minh với 84% người sử dụng phục hồi da ngay từ lần đầu tiên.
3. Gel Hoàng Cầm Baifem K
Gel Hoàng Cầm Baifem K có công dụng kháng dị ứng, kháng viêm, kháng khuẩn và kháng nấm. Sử dụng gel này giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về da, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh phụ khoa do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm gây ra. Nó làm dịu bỏng rát, ngứa ngáy, mẩn đỏ và thúc đẩy quá trình lành nhanh tổn thương da và niêm mạc. Gel còn giúp tái tạo và cải thiện làn da, làm săn chắc và duy trì độ ẩm tối ưu. Đồng thời, sản phẩm hỗ trợ tích cực trong điều trị các bệnh về da, không gây kích ứng và có thể sử dụng lâu dài.
4. Betnovate Cream
Betnovate được sử dụng để hỗ trợ điều trị hiệu quả cho viêm da dị ứng rất nhiều người tin dùng. Betnovate giúp cải thiện triệu chứng như ngứa, phù nề và giảm tình trạng viêm da. Sản phẩm này có hai dạng là thuốc mỡ và thuốc kem. Trong đó, thuốc mỡ thích hợp cho vùng da khô bong tróc vảy và thuốc kem thường được sử dụng cho vùng da ẩm ướt. Hướng dẫn sử dụng chỉ cần bôi lên vùng da bị tổn thương 1 - 2 lần/ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ da liễu.
Lưu ý: Betnovate không dùng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, cũng như người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
5. Hidem Cream Hidem Cream
Đây là loại kem bôi hiệu quả trong điều trị viêm da dị ứng. Công thức của nó bao gồm: Clotrimazol - hoạt chất chống nấm, Gentamicin, Betamethason dipropionat – hoạt chất corticosteroid chống viêm. Hidem Cream giúp giảm ngứa, viêm, có tác dụng kháng khuẩn và làm giảm khó chịu. Chỉ cần thoa một lớp kem vừa đủ lên vùng da bị dị ứng hai lần một ngày, hoặc theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Lưu ý: Thuốc không dùng được cho người bị eczema tai ngoài bị thủng màng nhĩ, loét da, vùng vết thương hở, cũng như người mẫn cảm với Betamethason dipropionat - corticosteroid, Gentamicin hoặc Clotrimazole.
6. Clobetasol Propionate Cream
Clobetasol Propionate Cream là loại thuốc chuyên dùng để điều trị viêm da dị ứng, được sử dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao. Hoạt chất chính là Clobetasol, có khả năng ngăn chặn quá trình tổng hợp chất trung gian gây viêm và dị ứng trên da. Thuốc giúp giảm triệu chứng hiệu quả, nên bôi hai lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tối đa. Trong trường hợp không thấy cải thiện sau 2 tuần sử dụng liên tục, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh phương pháp điều trị.
Lưu ý: Không nên dùng Clobetasol Propionate Cream cho người bị mụn trứng cá, viêm da quanh miệng, nhiễm trùng da do nấm và vi khuẩn, ngứa rát quanh hậu môn và bộ phận sinh dục, và trẻ em dưới 1 tuổi.
7. Fluocinolone Acetonide
Thuốc chứa hoạt chất chính là Fluocinolone Acetonide, giúp ngăn ngừa hoạt động của vi khuẩn và chất gây viêm, làm giảm các triệu chứng như ngứa rát, sưng viêm do bệnh gây ra. Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng trong một số trường hợp như viêm da tiếp xúc, chàm và vảy nến. Cách sử dụng là thoa một lớp kem mỏng lên vùng da bị tổn thương 1lần/ngày, có thể tăng lên 2 lần/ngày nếu tình trạng nặng.
Lưu ý: Thuốc không nên sử dụng cho người có tiền sử dị ứng với nhóm thuốc corticosteroid, mụn trứng cá đỏ, người bị bệnh giang mai, ung thư da, lao, nhiễm khuẩn da do virus hoặc nấm, và cũng không dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
8. Thuốc mỡ Tacrolimus Ointment
Tacrolimus Ointment là loại thuốc hoạt động bằng cách hạn chế sự tổng hợp và giảm viêm trên da. Sử dụng Tacrolimus Ointment không gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng cho da của người bệnh. Thuốc có thể được bôi lên vùng da như mặt và thân nhưng không nên áp dụng lên các vết thương hở hoặc vùng da bị băng kín và nhiễm khuẩn.
Thành phần chính của Tacrolimus Ointment bao gồm Tacrolimus 0,03% và Tacrolimus 0,1%. Dạng 0,03% thích hợp cho trẻ em và 0,1% phù hợp cho người lớn. Trong quá trình điều trị, nếu có dấu hiệu bội nhiễm, nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
9. Thuốc bôi Pimecrolimus
Pimecrolimus có tác dụng giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh như ngứa da, nổi mẩn đỏ, và cảm giác khó chịu khác. Thuốc hoạt động bằng cách thay đổi cơ chế miễn dịch, giúp làm giảm các phản ứng dị ứng. Liều lượng sử dụng tham khảo như sau: người lớn có thể bôi ngày 2 lần, trẻ em từ 2 tuổi trở lên cũng bôi lớp mỏng thuốc ngày 2 lần.
10. Benadryl Cream
Benadryl là loại thuốc không nên bỏ qua trong việc điều trị viêm da dị ứng. Thuốc thuộc nhóm kháng histamin, giảm phản ứng dị ứng của cơ thể, giúp làm giảm cảm giác đau rát và ngứa da. Benadryl cũng có tác dụng cải thiện tình trạng da khô, trầy xước và viêm da do côn trùng đốt. Thuốc có thể sử dụng từ 3 đến 4 lần mỗi ngày bôi trên vùng da bị dị ứng.
Lưu ý: Các trường hợp không nên sử dụng như da bị tổn thương rộng, không bôi lên mặt, miệng, các vết thương sâu, hoặc vùng da bị bỏng nặng. Ngoài ra, người mắc bệnh thủy đậu, sởi cũng không nên sử dụng thuốc này.
Lưu ý khi dùng thuốc bôi viêm da dị ứng
Thuốc bôi viêm da dị ứng thường được dùng để cải thiện các vùng da nhỏ, giúp giảm triệu chứng viêm trên da và ức chế các phản ứng dị ứng. Tuy nhiên, các loại thuốc này cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như dạ dày, máu, xương, huyết áp, thận, gan... Đặc biệt, người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng kem bôi chứa corticosteroid. Việc sử dụng quá liều không chỉ không mang lại hiệu quả mà còn có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như đục thủy tinh thể, giòn xương, và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Do đó, việc theo dõi sức khỏe và lắng nghe cơ thể là rất quan trọng để đảm bảo điều trị hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ.
Tạm kết
Trên đây là 10 loại thuốc bôi viêm da dị ứng được bác sĩ kê đơn giúp giảm nhiễm trùng, viêm da. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào, bạn nên thăm khám và nghe tư vấn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng