Top 10 cách trị mẩn ngứa mề đay tại nhà từ cây lá dân gian siêu tiết kiệm chi phí
1. Cách trị mẩn ngứa mề đay bằng muối
Dùng muối là phương pháp trị mẩn ngứa mề đay tại nhà siêu đơn giản ai cũng có thể áp dụng. Muối có khả năng sát khuẩn và làm dịu da, giúp cải thiện đáng kể tình trạng vết sần và ngứa. Bạn có thể tắm nước muối hoặc ngâm cùng da bị mẩn ngứa vào nước muối pha loãng để giảm bớt ngứa ngáy khó chịu.
2. Cách trị mề đay bằng gừng
Dùng gừng để trị mề đay là phương pháp phổ biến và hiệu quả được nhiều người tin dùng để giảm viêm da, ngứa da. Bạn đem rửa sạch một củ gừng nhỏ, đập dập rồi cho vào ly nước nóng, để 15 phút rồi uống. Hoặc bạn đem thái lát củ gừng tươi, cho vào tủ lạnh khoảng 30 phút rồi dùng để thoa lên vùng da bị mề đay, mẩn ngứa.
3. Cách chữa mề đay bằng lá khế
Trị mẩn ngứa mề đay tại nhà bằng lá khế được rất nhiều người áp dụng hiệu quả. Bạn lấy một nắm lá khế tươi cho vào chảo rang cho lá héo lại. Bạn đợi lá khế bớt nóng rồi đem đắp lên vùng da bị mề đay, thực hiện nhiều lần trong ngày cho đến khi mề đay hết hẳn.
Bạn cũng có thể dùng cành và lá khế nấu nước tắm mỗi ngày để làm dịu da.
4. Cách chữa mề đay bằng lá tía tô
Theo Đông y, lá tía tô có tính ấm và vị cay nồng có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa và giải độc. Lá tía tô được áp dụng rất nhiều trong các bài thuốc điều trị mẩn ngứa, viêm da và nổi mề đay. Ngoài ra, thành phần của lá tía tô còn giúp ức chế vi khuẩn và virus gây nhiễm trùng. Tinh dầu từ lá tía tô có khả năng giảm ngứa, giảm sưng và giúp da hồi phục nhanh chóng.
Bạn hãy đun lá tía tô để tắm hàng ngày, áp dụng mỗi tuần 3 lần để da bớt ngứa ngáy, khó chịu.
5. Cách trị mẩn ngứa mề đay tại nhà bằng lá hẹ
Bạn đem rửa sạch lá hẹ rồi cho vào nồi đun với 2 - 3 lít nước. Bạn nấu sôi rồi cho thêm 1 nắm muối trắng vào.
Đổ nước hẹ đã nấu vào chậu, hòa thêm nước lạnh để nước đủ ấm, rồi dùng để vệ sinh cơ thể. Bạn cũng có thể lấy bã lá hẹ đắp hoặc massage lên chỗ da nổi mề đay để giảm ngứa hiệu quả.
6. Cách trị mề đay với lá chè
Lá chè chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, giúp chống viêm, ngứa và thúc đẩy phục hồi mô da. Khoáng chất trong lá chè còn tăng cường hàng rào bảo vệ da, ngăn ngừa các yếu tố có hại xâm nhập.
Bạn có thể đun nước lá chè tươi với muối để tắm mỗi ngày giúp giảm bớt nổi sần ngứa trên da.
7. Cách trị mề đay với nha đam
Nha đam có tính mát và tác dụng chống viêm, rất hiệu quả trong việc trị mề đay. Bạn đem cắt nha đam thành miếng rồi đắp hoặc thoa lên vùng da nổi mề đay để hạn chế tình trạng lây lan và giúp mề đay dần biến mất. Thực hiện nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả cao.
8. Cách trị mề đay với rau má
Rau má có tính mát, vị đắng hơi ngọt, được sử dụng để chữa nổi mề đay tại nhà. Rau má có tác dụng giải nhiệt, sát khuẩn và giảm tình trạng dị ứng. Bạn chuẩn bị khoảng 50g rau má rửa sạch, để ráo nước rồi giã dập, vắt lấy nước cốt uống trong ngày.
9. Cách chữa mề đay với lá kinh giới
Phương pháp xông lá kinh giới giúp giảm ngứa và giảm vết sần đỏ trên da hiệu quả. Lá kinh giới giúp phòng ngừa dị ứng, giảm viêm và chống ngứa tự nhiên. Các chất khoáng và vitamin trong lá kinh giới giúp nuôi dưỡng làn da và đào thải bã nhờn, bụi bẩn nằm sâu trong lỗ chân lông.
Tương tự, bạn đem đun nước lá kinh giới tắm hàng ngày để giảm bớt mẩn ngứa khó chịu trên da.
10. Cách chữa mề đay với lá trầu không
Theo y học cổ truyền, lá trầu không có mùi thơm, vị cay nồng và tính ấm, có tác dụng giảm và chống ngứa do mề đay và dị ứng thời tiết. Lá trầu không còn có khả năng kháng khuẩn, diệt virus và chống nấm. Các hoạt chất menthol trong lá trầu không giúp làm mát da và giảm ngứa hiệu quả.
Bạn đem rửa rồi cho lá trầu không vào nồi nước đun sôi để tắm mỗi tuần 3 – 4 lần giúp làm dịu da, giảm ngứa.
Tạm kết
Trên đây là gợi ý 10 cách trị mẩn ngứa mề đay tại nhà nên áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ, chưa có tổn thương, lở loét trên da. Để có phương pháp điều trị tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ hotline: 0975. 857.257 để được dược sĩ của Khang Mạch Linh HSP tư vấn và giải đáp thắc mắc.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng