Tổng hợp các phương pháp điều trị viêm da cơ địa theo Y học cổ truyền
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa theo Y học cổ truyền
Viêm da cơ địa, còn được gọi là Atopic dermatitis, là một dạng tổn thương da mãn tính liên quan đến yếu tố di truyền và cơ địa dị ứng. Nguyên nhân chính xác của viêm da cơ địa vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số giả thuyết cho rằng da quá khô và dễ bị kích thích, cùng với những rối loạn trong hệ thống miễn dịch bẩm sinh, có thể gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa trên da. Bệnh này có thể khởi phát sớm từ khi còn nhỏ và thường xuất hiện trong các gia đình có thành viên mắc các bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng,...
Viêm da cơ địa đặc trưng bởi các triệu chứng như ngứa, da khô, đỏ. Bệnh có tính chất mãn tính, thường tái phát nhiều lần và có thể bùng phát kéo dài trong vài tháng. Một số yếu tố có thể làm khởi phát hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng của viêm da cơ địa bao gồm: tắm nước nóng hoặc tắm quá lâu, thay đổi xà phòng, thay đổi nhiệt độ, bài tiết mồ hôi, môi trường có độ ẩm thấp, mặc quần áo lông cừu hoặc vải nhân tạo, len dạ, tiếp xúc với bụi bặm, lông động vật, khói thuốc lá, hoặc ăn một số thực phẩm dễ gây dị ứng.
Theo Y học cổ truyền, viêm da cơ địa là hệ quả của tà khí (phong hàn) xâm nhập vào cơ thể, kết hợp với phong nhiệt gây ra tình trạng khí huyết uất kết, tích tụ độc tố và phát sinh các triệu chứng trên da. Ngoài ra, bệnh cũng có thể do cơ thể dị ứng với thức ăn có tính "hàn", khiến chức năng tạng can thận bị suy giảm, suy nhược thể trạng, tâm trạng căng thẳng, nhiễm giun sán,...
Để điều trị viêm da cơ địa, y học cổ truyền không chỉ tập trung cải thiện triệu chứng mà còn giúp điều hòa khí huyết, bồi bổ cơ thể, và giải phóng thấp nhiệt ứ trệ. So với các phương pháp tây y, Đông y tác động toàn diện đến căn nguyên bệnh hơn, thường đem lại hiệu quả lâu dài hơn.
Viêm da cơ địa kéo dài gây tổn thương da và tâm lý người bệnh
Điều trị viêm da cơ địa theo Y học cổ truyền có ưu và nhược điểm gì?
Ưu điểm của việc điều trị viêm da cơ địa theo Y học cổ truyền như sau:
- Cơ chế điều trị toàn diện: Phương pháp này giúp giảm triệu chứng lâm sàng, loại bỏ căn nguyên gây bệnh và ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
- An toàn và lành tính: Thuốc Đông y sử dụng dược liệu tự nhiên, an toàn và hiếm khi gây tác dụng phụ, kể cả với thuốc bôi ngoài da hay thuốc uống, do đó có thể sử dụng lâu dài.
- Mang lại nhiều lợi ích: Ngoài việc điều trị viêm da cơ địa, thuốc Đông y còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc, nhuận gan, tăng cường miễn dịch và ổn định cơ địa.
- Phù hợp với nhiều đối tượng: Phương pháp này thích hợp cho nhiều đối tượng người bệnh, kể cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú, người cao tuổi.
- Chi phí hợp lý: Y học cổ truyền thường không quá đắt đỏ, giúp tiết kiệm chi phí cho người bệnh.
Tuy nhiên, điều trị viêm da cơ địa theo Y học cổ truyền cũng mang lại nhiều nhược điểm là hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Người bệnh phải kiên trì, sử dụng thuốc trong thời gian dài vì các thảo dược thường có tác dụng chậm.
Các thảo dược tự nhiên lành tính giúp hỗ trợ làm dịu da, giảm ngứa rát
Tổng hợp các phương pháp điều trị viêm da cơ địa bằng Y học cổ truyền
1. Châm cứu – cấy chỉ điều trị viêm da cơ địa
Châm cứu tác động vào hệ thống kinh lạc để điều chỉnh sự mất cân bằng của các cơ quan khác nhau, nhờ đó có thể giảm ngứa do viêm da cơ địa, giảm mức độ căng thẳng của người bệnh, giúp an thần và thư giãn.
Cấy chỉ là phương pháp đưa một đoạn chỉ tự tiêu vào các huyệt, duy trì sự kích thích tại huyệt để phòng và trị bệnh, điều hòa khí huyết và các tạng phủ bên trong. Cấy chỉ kích thích phản ứng miễn dịch, giúp cơ thể phòng và chữa các bệnh dị ứng như viêm da cơ địa, viêm mũi xoang, hen phế quản,...
Cấy chỉ được phát triển từ châm cứu với các ưu điểm như thời gian kích thích huyệt lâu, số lần điều trị ít, chu kỳ điều trị ngắn, an toàn và hiệu quả, giúp giảm chi phí điều trị. Nhiều nghiên cứu đã xác định tính an toàn của cấy chỉ trong điều trị các bệnh lý da liễu, bao gồm cả viêm da cơ địa.
Các huyệt có thể được chọn để châm cứu và cấy chỉ điều trị viêm da cơ địa gồm: Khúc Trì, Huyết Hải, Túc Tam Lý, Thần Môn, Tam Âm Giao,...
Châm cứu cần được thực hiện bởi lương y có trình độ chuyên môn cao
2. Bài thuốc điều trị viêm da cơ địa
- Bài thuốc Thanh dinh thang: Áp dụng cho các trường hợp mắc viêm da cơ địa cấp tính:
Trúc diệp 8g Hoàng liên 8g
Liên kiều 10g Đan sâm 10g
Tang bạch bì 12g Đảng sâm 12g
Thương nhĩ tử 12g Mạch đông 12g
Rau má 12g Sài đất 12g
Dây ngân hoa 12g Phù bình 12g
Đơn tướng quân 12g.
- Bài thuốc Tiêu phong tán: Giúp trừ thấp, thanh nhiệt, giảm ngứa:
Thổ phục linh 12g Bồ công anh 12g
Kim ngân hoa 12g Rau má 12g
Sài đất 12g Thương truật 12g
Sinh địa 12g Cam thảo 4g
Tri mẫu 8g Ngưu bàng tử 8g
Phòng phong 8g Thạch cao 8g
Khổ sâm 10g Đương quy 10g
Kinh giới 10g Thuyền thoái 6g.
Bài thuốc Tiêu phong tán giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm mẩn ngứa
- Bài thuốc Tiêu độc thang: Giúp thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết:
Bồ công anh 16g Sài đất 16g
Cam thảo dây 12g Thương nhĩ tử 12g
Kim ngân dây 12g.
3. Chữa viêm da cơ địa bằng các loại lá dân gian
Một số cây lá trong vườn có thể được dùng làm nước tắm chữa viêm da cơ địa ngay tại nhà, giúp kiểm soát triệu chứng và đẩy lùi bệnh như:
- Lá kinh giới: Bạn dùng lượng vừa đủ nấu cùng 1.5 lít nước sạch rồi pha với nước để tắm. Kiên trì áp dụng trong vài tuần sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả.
- Lá tía tô: Chứa nhiều tinh dầu giúp kháng khuẩn, kháng viêm, hồi phục tổn thương da. Bạn cho 1 nắm lá tía tô nấu cùng 2 lít nước, đun sôi trong 10 phút rồi pha thêm nước để tắm.
- Lá trà xanh: Bạn chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh, vò nát, nấu cùng 2 lít nước. Khi nước sôi, thêm ít muối và tiếp tục đun trong 5 phút, sau đó tắt bếp. Pha thêm nước mát và dùng để tắm 3-4 lần mỗi tuần.
- Lá trầu không: Có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, chống viêm, điều trị ngứa ngáy và viêm da hiệu quả. Nấu nước lá trầu không để tắm 3-4 lần mỗi tuần.
Tắm lá trầu không hỗ trợ giảm viêm da cơ địa
Ngoài ra, có thể áp dụng thêm các loại lá khác như lá cây sài đất, lá khế ngọt, lá ổi,… cũng có hiệu quả cao trong việc giảm triệu chứng viêm da cơ địa. Tuy nhiên, cần lưu ý:
- Trước khi sử dụng các loại lá này để tắm, cần hỏi ý kiến bác sĩ để tránh trường hợp dị ứng với thảo dược.
- Khi nấu nước lá, nên chọn lá tươi, không sâu bệnh, không hóa chất để đảm bảo an toàn và lành tính cho da.
- Các loại lá tắm không thay thế thuốc và các phương pháp điều trị khác.
- Chữa viêm da cơ địa bằng nước lá tắm chỉ có tác dụng trong các trường hợp bệnh nhẹ.
- Cần kết hợp thêm chế độ ăn uống, luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý.
Tạm kết
Trên đây là tổng hợp một số phương pháp điều trị và chăm sóc viêm da cơ địa bằng Y học cổ truyền cho bạn tham khảo. Mặc dù các biện pháp này mang lại hiệu quả giảm ngứa, giảm nổi nốt, khó chịu nhưng trước khi áp dụng bạn hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn biện pháp điều trị tốt nhất.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng