Thuốc trị mề đay cho trẻ em: Dùng đúng theo đơn tránh tác dụng phụ nguy hiểm
Top 6 thuốc trị mề đay cho trẻ em tốt nhất
1. Nhóm thuốc kháng histamin H1
Thuốc kháng histamin H1 là một loại thuốc chống dị ứng được sử dụng phổ biến trong điều trị nổi mề đay. Tác dụng của thuốc là ngăn chặn các thụ thể H1 trong cơ thể, giúp giảm các triệu chứng dị ứng như mề đay và ngứa ngáy. Một số loại thuốc kháng histamin H1 thường gặp bao gồm: Cetirizine, diphenhydramine, hydroxyzine,…
Khi dùng cho trẻ em, phụ huynh dùng đúng liều lượng khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa. Mặc dù thuốc kháng histamin H1 có tác dụng khá nhanh, nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, an thần. Vì vậy, phụ huynh nên cho trẻ uống thuốc vào buổi tối và theo dõi cẩn thận để tránh các rủi ro không mong muốn.
Một số loại thuốc kháng Histamin thường dùng
2. Nhóm thuốc kháng histamin H2
Thuốc kháng histamin H2 cũng thường được bác sĩ kê đơn trị mẩn ngứa mề đay cho trẻ em. Khi vào cơ thể, loại thuốc này sẽ chặn thụ thể H2, giúp giảm nhanh các triệu chứng nổi mề đay và ngứa ngáy, đồng thời hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng nghiêm trọng. Các loại thuốc kháng histamin H2 phổ biến bao gồm: Famotidine, nizatidine,…
Liều lượng sử dụng thuốc kháng histamin H2 cho trẻ từ 2 đến 5 tuổi: Mỗi ngày chỉ nên dùng 5mg, từ 6 tuổi trở nên dùng không quá 10mg.
Thuốc kháng histamin H2 thường không được dùng đơn lẻ mà kết hợp với thuốc kháng histamin H1 để tăng cường hiệu quả, giúp cải thiện tốt hơn tình trạng mề đay ở trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý rằng thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu và rối loạn tiêu hóa.
3. Thuốc corticosteroid dùng theo đơn
Thuốc corticosteroid thường được kê đơn trong những trường hợp thuốc kháng Histamin không mang lại hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, nhóm thuốc này không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ bị nổi mề đay cấp tính nhằm tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Khi trẻ bị nổi mề đay cần dùng thuốc corticosteroid, phụ huynh nên đặc biệt thận trọng vì thuốc có thể gây suy giảm sự hình thành xương và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone tăng trưởng. Do đó, cha mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn để tránh những rủi ro không mong muốn.
Thuốc corticosteroid có tác dụng phụ rất nguy hiểm nên bắt buộc dùng theo đơn của bác sĩ
4. Thuốc trị hen suyễn omalizumab
Omalizumab là loại kháng thể đơn dòng có khả năng ức chế sự phóng thích các chất trung gian gây viêm. Thuốc này thường được sử dụng trong điều trị bệnh hen suyễn, bệnh dị ứng, nổi mề đay. Omalizumab
Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như ngứa, đỏ, sưng, và đau rát tại vị trí tiêm. Vì vậy, trẻ chỉ nên được tiêm một lần mỗi tháng.
5. Thuốc ức chế hệ miễn dịch
Khi các loại thuốc điều trị mề đay thông thường không hiệu quả đối với trẻ bị mề đay mãn tính, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng các loại thuốc tác động vào hệ miễn dịch để cải thiện tình trạng. Nhóm thuốc này có thể sử dụng trong cả trường hợp mề đay cấp tính và mãn tính.
Các loại thuốc thường được dùng bao gồm:
- Tacrolimus: Giúp giảm hoạt động của hệ miễn dịch và cải thiện các triệu chứng mề đay.
- Cyclosporine: Hạn chế phản ứng của hệ miễn dịch, giúp cải thiện tình trạng nổi mề đay. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, và suy giảm chức năng thận khi sử dụng lâu dài.
- Mycophenolate: Ức chế hệ miễn dịch và làm giảm nhanh các triệu chứng mề đay.
Thuốc ức chế miễn dịch dùng theo đơn của bác sĩ chuyên khoa
6. Thuốc bôi trị nổi mề đay mẩn ngứa cho trẻ nhỏ
Bên cạnh thuốc uống, phụ huynh có thể sử dụng các loại thuốc bôi để điều trị mề đay cho trẻ, giúp giảm nhanh triệu chứng tại chỗ, hạn chế viêm nhiễm và ngăn ngừa sẹo thâm trên da bé.
Một số loại thuốc bôi phổ biến mà phụ huynh có thể sử dụng cho trẻ gồm:
- Phenergan: Dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, bôi 3 đến 4 lần mỗi ngày.
- Eumovate: Chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự hướng dẫn của bác sĩ, do có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
- Hydrocortisone cream 1%: Được chỉ định trong điều trị mề đay và ngứa, mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc này chỉ nên dùng cho trẻ em theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý khi dùng thuốc trị bệnh mề đay cho trẻ em
Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng thuốc điều trị mề đay, phụ huynh cần lưu ý các vấn đề sau:
- Trong quá trình dùng thuốc, phụ huynh cần thường xuyên giữ liên lạc với bác sĩ để cập nhật tình trạng của trẻ và nhận hướng dẫn xử lý khi xuất hiện các triệu chứng bất thường.
- Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng thuốc chữa mề đay của người lớn.
- Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng thuốc nếu chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.
- Không kéo dài thời gian sử dụng thuốc quá lâu so với hướng dẫn.
- Hãy thận trọng với chế độ ăn uống của trẻ, vì một số thực phẩm có thể tương tác với thành phần thuốc, làm thay đổi hiệu quả điều trị.
- Khuyến khích trẻ tập luyện thể thao hàng ngày để tăng cường sức đề kháng.
- Đưa trẻ đi tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sự tiến triển của bệnh.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng và ngứa.
- Cắt ngắn móng tay cho trẻ và kiểm soát hành động cào gãi để ngăn ngừa nhiễm trùng da.
Tạm kết
Trên đây là các thông tin về những loại thuốc trị mề đay phổ biến cho trẻ em và những lưu ý khi sử dụng. Khi trẻ bị nổi mẩn ngứa mề đay lâu ngày không khỏi, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và bác sĩ chuyên khoa tư vấn.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng