Phong ngứa là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị dứt điểm
Bệnh phong ngứa là gì? Có lây không?
Phong ngứa là căn bệnh da liễu gây ra cảm giác ngứa ngáy và xuất hiện những mảng đỏ trên da. Bệnh phong ngứa có hai giai đoạn: cấp tính và mãn tính, trong đó khoảng 90% trường hợp mắc phải là giai đoạn cấp tính. Đa số trường hợp mắc phong ngứa diễn ra khoảng 2-3 tuần rồi tự khỏi. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn và không được điều trị đúng cách, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và tái phát nhiều lần.
Người mắc bệnh phải chịu đựng những cơn ngứa ngáy, đau nhức và khó chịu. Đối với những trường hợp mãn tính, cơn ngứa có thể kéo dài trong nhiều năm và việc điều trị trở nên rất khó khăn. Bệnh phong ngứa có thể ảnh hưởng đến mọi độ tuổi, đặc biệt là trẻ em.
Bệnh phong ngứa không phải là bệnh truyền nhiễm, không lây từ người sang người.
Phong ngứa là căn bệnh gây nổi mẩn, ngứa ngáy trên da
Bệnh phong ngứa có gây biến chứng nguy hiểm không?
Phong ngứa không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cơn ngứa ngáy kéo dài làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Ngứa khiến nhiều người gãi liên tục, làm da bị tổn thương, đau, để lại sẹo mất thẩm mỹ. Những cơn ngứa ngáy cũng khiến người bệnh khó chịu, tâm lý thay đổi, căng thẳng, cáu gắt.
Trường hợp phong ngứa xuất hiện ở cổ họng hoặc khí quản còn có thể liên tục tái phát nhiều lần, bệnh nhân có thể cảm thấy khó thở, buồn nôn, lo lắng, ngạt khí. Trong trường hợp nghiêm trọng, phong ngứa có thể gây sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng.
Nguyên nhân nào gây nên bệnh phong ngứa?
Nghiên cứu đã chỉ ra một vài yếu tố gây bệnh phong ngứa như:
- Yếu tố di truyền: Khi trong gia đình có người mắc bệnh phong ngứa, các thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Nhiễm khuẩn: Những bệnh nhân mắc viêm gan B, C hoặc nhiễm khuẩn ở một số cơ quan như tai – mũi – họng, đường tiêu hóa, nội tạng,... có nguy cơ mắc bệnh này rất cao.
- Dị ứng thuốc: Một số loại thuốc như Pennicillin, thuốc hạ nhiệt, thuốc điều trị cao huyết áp, xương khớp, thuốc ngủ, gây mê,... gây nên sẩn, ngứa. Bệnh thường xuất hiện sau 5-10 ngày từ khi bạn dùng thuốc lần đầu.
- Giảm chức năng gan: Khi gan không thể giải độc hiệu quả, chất độc tích tụ dưới da gây ngứa.
- Yếu tố thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh, độ ẩm cao cũng dễ gây dị ứng. Các tác nhân như phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, và môi trường ô nhiễm cũng có thể gây bệnh.
- Dị ứng thức ăn: Những người có cơ địa nhạy cảm, khi ăn thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, tôm, cua, ghẹ, thịt bò,... hoặc thực phẩm cay nóng, chứa nhiều chất bảo quản, thực phẩm chế biến sẵn,... cũng gây mẩn ngứa.
- Ảnh hưởng của cơ địa: Những người có cơ địa mẫn cảm, sức đề kháng yếu, hoặc luôn ở trong trạng thái căng thẳng, stress,... cũng dễ mắc bệnh phong ngứa.
Một số yếu tố gây phong ngứa
Triệu chứng nhận biết bệnh phong ngứa là gì?
Khi mắc bệnh phong ngứa, cơ thể người bệnh thường xuất hiện những triệu chứng sau:
- Xuất hiện mẩn đỏ: Trên da sẽ xuất hiện những nốt mẩn màu hồng hoặc trắng gây ngứa ngáy. Những nốt mẩn đỏ nhỏ sau đó to dần và lan rộng khắp cơ thể.
- Tăng cảm giác ngứa khi gãi: Càng gãi, tình trạng ngứa càng dữ dội và có thể gây đau rát do da bị tổn thương. Cơn ngứa thường tăng vào buổi chiều, tối hoặc sáng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà cơn ngứa sẽ kéo dài khác nhau. Sau khi hết bệnh, sắc tố da sẽ trở lại bình thường.
- Ngứa theo từng cơn: Ngứa xuất hiện theo từng cơn và tự biến mất. Mỗi cơn ngứa thường kéo dài vài giờ và không quá 24 giờ.
- Ngứa ở nhiều vị trí khác nhau: Khi phong ngứa xuất hiện ở những vùng da nhạy cảm như môi, mí mắt, cơ quan sinh dục,... thì nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị nhanh chóng.
Nếu bệnh kéo dài quá 6 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm, rất dễ chuyển sang mãn tính. Tình trạng này kéo dài sẽ làm bệnh càng nặng, gây tổn thương da và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Triệu chứng điển hình của phong ngứa
Gợi ý phương pháp điều trị bệnh phong ngứa hiệu quả
Bệnh phong ngứa là một loại phản ứng dị ứng ngoài da, tuy không quá nghiêm trọng nhưng cần điều trị sớm và dứt điểm để tránh bệnh trở nên dai dẳng và biến chứng thành mãn tính, gây nhiều phiền toái cho cuộc sống hàng ngày. Một số cách điều trị phong ngứa phổ biến mà người bệnh có thể tham khảo gồm:
1. Điều trị bằng các bài thuốc dân gian
Với những nguyên liệu đơn giản và quen thuộc ở nhà, bệnh nhân có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để kiểm soát căn bệnh này:
- Chữa phong ngứa bằng lá tía tô: Theo Đông y, lá tía tô có tính ấm, vị cay, không độc. Mọi bộ phận của cây đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Y học hiện đại đã chỉ ra rằng trong lá tía tô có chứa nhiều vitamin A, C, sắt, canxi,… giúp mang lại hiệu quả khá tốt khi sử dụng để chữa bệnh phong ngứa. Cách dùng: Lấy 50g lá tía tô tươi, rửa sạch bằng nước muối rồi đem giã nát, đắp lên vùng da bị ngứa.
- Chữa phong ngứa bằng lá hẹ: Lá hẹ được biết đến với công dụng thanh nhiệt, cải thiện tình trạng ngứa ngáy bên ngoài da. Bạn dùng 100g lá hẹ tươi, rửa sạch rồi cắt khúc. Sau đó, bạn đem đun với 500ml nước sôi rồi lấy nước đắp lên vùng da bệnh.
- Chữa phong ngứa bằng lá khế: Lá khế chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp cải thiện làn da, giảm bớt cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Bạn dùng 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch, để ráo rồi đem sao vàng. Bạn dùng miếng gạc cho lá khế vào và đắp lên vùng da bị ngứa.
Tuy nhiên, phương pháp dân gian chỉ nên dùng trong trường hợp phong ngứa ở mức độ nhẹ, vì các cách này không giúp điều trị dứt điểm bệnh. Với những trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị với bác sĩ chuyên khoa.
Dùng lá tía tô chữa phong ngứa hiệu quả, lành tính, phù hợp với trẻ nhỏ
Điều trị phong ngứa bằng thuốc Tây
Các loại thuốc Tây thường được sử dụng để chữa phong ngứa bao gồm thuốc chống dị ứng, thuốc corticoid, và một số thuốc ngăn ngừa mẫn cảm trên da. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn và chỉ định sử dụng thuốc khác nhau như:
- Thuốc chống dị ứng: Thường là thuốc kháng histamin, giúp giảm ngứa ngáy, phát ban, và mề đay. Thuốc có hai dạng là loại uống và thuốc xịt (nhỏ mũi). Một số loại thường dùng như: Loratadin, Cetirizin, Olopatadin, Azelastin,…
- Thuốc chứa Corticoid: Thuốc chứa corticoid thường được sử dụng trong các trường hợp dị ứng vừa và nặng. Tác dụng của thuốc là giảm viêm trên những vùng da bị tổn thương. Các loại thuốc corticoid hầu hết đều có tác dụng mạnh, và hiệu quả trong thời gian ngắn. Các loại thuốc corticoid thường được sử dụng bao gồm:Budesonide, Mometasone, Fluticasone, Fluorometholone, Prednisolone, Flucina, Triamcinolone,…
- Thuốc ngăn ngừa mẫn cảm: Thuốc ngăn ngừa mẫn cảm được sử dụng để điều trị phong ngứa có vai trò kìm hãm sản sinh dị ứng, giúp bất hoạt các kháng thể IgE tự do, giảm nồng độ kháng thể trong máu. Các loại thuốc ngăn ngừa mẫn cảm thường được sử dụng bao gồm: Thuốc kháng IgE, thuốc kháng Thromboxane A2, thuốc kháng Cytokine của tế bào Lympho,….
Khi sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh phong ngứa, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng không mong muốn trong quá trình điều trị.
3. Chế độ ăn uống cho người mắc phong ngứa
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị phong ngứa. Vì căn bệnh này chủ yếu do phản ứng dị ứng của cơ thể với các tác nhân bên ngoài môi trường, người bệnh cần thận trọng trong ăn uống và tránh xa những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa, tôm, nhộng,…. Nếu không biết loại thức ăn nào gây dị ứng, nên ăn thử từng món và theo dõi phản ứng của cơ thể. Ngoài ra, cần hạn chế các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu chất đạm: Như thịt bò, trứng, sữa bò.
- Hạn chế tiêu thụ đường.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Như thức ăn nhanh, các món chiên xào.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng. Nên ăn nhiều trái cây và rau xanh.
- Bổ sung vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh.
Tạm kết
Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh phong ngứa để có biện pháp điều trị hiệu quả nhất. Để được tư vấn cụ thể hơn về căn bệnh của bạn, xin vui lòng liên hệ hotline: 0975.857.257.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng