Phác đồ điều trị viêm mao mạch dị ứng theo Tây y hiện đại: Những điều cần biết
Nhận biết viêm mao mạch dị ứng càng sớm, điều trị càng hiệu quả
Viêm mao mạch dị ứng gây nên phản ứng viêm tại các mạch máu nhỏ ở nhiều cơ quan, có thể gây biến chứng nghiêm trọng đến thận. Vì vậy, nhận biết sớm và có phác đồ điều trị đúng đắn là cách tốt nhất để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là 4 đặc điểm giúp bạn nhận biết sớm viêm mao mạch dị ứng để có biện pháp thăm khám và điều trị kịp thời:
- Phát ban xuất huyết: Trên bề mặt da xuất hiện các nốt xuất huyết, nổi gồ ghề trên bề mặt da, phân bố chủ yếu ở cẳng chân, cẳng tay và 2 bên mông, rất ít gặp ở thân mình.
- Sưng, đau khớp (viêm khớp): Những người mắc bệnh viêm mao mạch dị ứng thường bị đau và sưng quanh khớp, chủ yếu ở đầu gối và mắt cá chân. Tình trạng đau khớp thường xảy ra ở 2 chân. Những triệu chứng này giảm dần trong 1 – 2 tuần và không để lại tổn thương lâu dài.
- Tổn thương hệ đường tiêu hóa: Viêm mao mạch dị ứng làm tổn thương mao mạch trong hệ tiêu hóa, dẫn đến đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và đi ngoài ra máu.
- Tổn thương thận: Trong hầu hết các trường hợp, ảnh hưởng đến thận được phát hiện qua sự hiện diện của protein hoặc máu trong nước tiểu, mà bệnh nhân thậm chí có thể không biết là có trừ khi làm xét nghiệm nước tiểu. Thông thường, tình trạng này sẽ biến mất sau khi bệnh qua đi, nhưng một số ít người lại mắc bệnh thận dai dẳng. Các biểu hiện tổn thương thận rõ ràng bao gồm phù, cao huyết áp, và tiểu máu. Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng này, cần được điều trị kịp thời.
Xuất huyết dày đặc khắp hai chân của trẻ mắc viêm mao mạch dị ứng
Nguyên nhân nào gây viêm mao mạch dị ứng?
Viêm mao mạch dị ứng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em dưới 10 tuổi. Nguyên nhân chính xác của tình trạng viêm này vẫn chưa rõ, nhưng nó có thể là kết quả của hệ thống miễn dịch phản ứng mạnh mẽ khi gặp các dị nguyên xâm nhập vào cơ thể. Bệnh đa số khởi phát sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên như: Cảm lạnh, sốt siêu vi, viêm họng,ho,... Các tác nhân khác có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc, do dị ứng thực phẩm, côn trùng cắn hoặc thay đổi thời tiết đột ngột.
Viêm mao mạch dị ứng: Biến chứng nguy hiểm không nên coi thường
Đối với hầu hết mọi người, các triệu chứng của bệnh sẽ cải thiện trong vòng một tháng và không để lại vấn đề lâu dài. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát bệnh khá phổ biến. Ngoài việc gây mất thẩm mỹ, viêm mao mạch dị ứng còn có thể gây:
- Tổn thương thận: Biến chứng nghiêm trọng nhất của viêm mao mạch dị ứng là tổn thương thận. Nguy cơ này cao hơn ở người lớn so với trẻ em. Đôi khi, tổn thương nghiêm trọng gây suy thận, phải lọc máu, thậm chí ghép thận.
- Tắc ruột: Trong một số trường hợp hiếm gặp, viêm mao mạch dị ứng có thể gây lồng ruột, một tình trạng mà hai đoạn ruột bị lồng vào nhau, ngăn cản thức ăn chuyển qua ruột, hạn chế máu nuôi ruột và gây hoại tử.
Xuất huyết dạ dày, lồng ruột cấp, đau bụng, đi ngoài lẫn máu,... là biến chứng nguy hiểm của viêm mao mạch dị ứng
Phác đồ điều trị viêm mao mạch dị ứng theo Tây y hiện đại
Hiện nay, phác đồ điều trị viêm mao mạch dị ứng theo Y học hiện đại dựa trên nguyên tắc giảm triệu chứng bệnh và bảo tồn các cơ quan. Lí do là bởi viêm mao mạch dị ứng chưa biết chính xác nguyên nhân và chưa có thuốc đặc trị.
Phác đồ điều trị viêm mao mạch dị ứng sẽ căn cứ dựa trên các triệu chứng gặp phải. Cụ thể như sau:
- Trường hợp chưa có tổn thương thận:
+ Thuốc giảm đau: Được chỉ định khi trẻ bị đau khớp nặng và/hoặc viêm khớp, có thể sử dụng Paracetamol hoặc Ibuprofen (nếu không có viêm thận hoặc xuất huyết tiêu hóa).
+ Corticosteroid: Được chỉ định khi trẻ có các triệu chứng đau bụng nặng, xuất huyết tiêu hóa, viêm tinh hoàn, viêm mạch máu não, xuất huyết phổi, hoặc các biểu hiện viêm mạch máu nặng ở các cơ quan khác. Điều trị bằng Prednisone hoặc Methylprednisolone cho các trường hợp nặng. Corticosteroid được sử dụng trong 1-2 tuần tùy theo đáp ứng lâm sàng và giảm liều dần, ngưng trong 2 tuần tiếp theo.
- Trường hợp đã có tổn thương thận:
+ Viêm thận nhẹ: Điều trị bằng Prednisone trong 4 tuần, giảm liều mỗi 2 tuần theo đáp ứng tiểu đạm, thời gian điều trị kéo dài từ 3-6 tháng. Mycophenolate mofetil có thể được kết hợp với Prednisone nếu tiểu đạm kéo dài không đáp ứng với Prednisone. Thuốc ức chế men chuyển angiotensin và/hoặc ức chế thụ thể angiotensin II được chỉ định cho các trường hợp tiểu đạm kéo dài.
+ Viêm thận trung bình: Điều trị bằng Methylprednisolon trong 3 ngày, sau đó dùng Prednisone trong 4 tuần, giảm liều dần mỗi 4 tuần tới liều tối thiểu cần thiết để kiểm soát bệnh. Kết hợp với Mycophenolate mofetil.
+ Viêm thận nặng: Điều trị bằng Methylprednisolon trong 3 ngày, sau đó dùng Prednisone trong 4 tuần, giảm liều dần mỗi 4 tuần tới liều tối thiểu cần thiết để kiểm soát bệnh. Phối hợp với Cyclophosphamide tiêm tĩnh mạch mỗi tháng trong vòng 6 tháng, sau đó duy trì bằng Mycophenolate mofetil.
Khi dùng thuốc người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn
Lưu ý khi điều trị viêm mao mạch dị ứng bằng phác đồ của Tây y
Khi điều trị viêm mao mạch dị ứng bằng các loại thuốc Tây y, người bệnh cần chú ý:
- Tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc, thời gian và liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.
- Trong quá trình dùng thuốc Tây cần kết hợp thăm khám để hạn chế tối đa nguy cơ tổn thương thận.
- Nên nghỉ ngơi nhiều hơn, không nên mang vác các vật nặng.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm làm gia tăng dị ứng như: Hải sản, thịt chó, măng, nấm,… Tăng cường uống nhiều nước và bổ sung các loại rau xanh, hoa quả để hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Tạm kết
Bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn tìm hiểu phác đồ điều trị viêm mao mạch dị ứng. Nếu bạn nghi ngờ mắc viêm mao mạch dị ứng với các triệu chứng xuất huyết dưới da, đau bụng, buồn nôn,… nên sớm đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và điều trị, tránh biến chứng tổn thương thận.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng