Nổi mề đay khi trời lạnh: Tiềm ẩn nguy cơ sốc phản vệ không nên coi thường
Nổi mề đay khi trời lạnh có đặc điểm gì?
Nổi mề đay khi gặp lạnh là phản ứng của da khi tiếp xúc với không khí hoặc nước có nhiệt độ từ 4 đến 10 độ C. Tuy nhiên, ở những người có cơ địa nhạy cảm, tình trạng này có thể xảy ra ngay cả khi nhiệt độ cao hơn. Triệu chứng thường xuất hiện trong khoảng 5 đến 10 phút sau khi tiếp xúc với lạnh và kéo dài từ 1 đến 2 giờ. Khi độ ẩm cao, tình trạng nổi mề đay có thể trầm trọng hơn.
Dưới đây là một số dấu hiệu thường thấy của nổi mề đay do lạnh:
- Xuất hiện các mảng sẩn đỏ trên da: Người bị nổi mề đay có thể thấy trên da xuất hiện các mảng sẩn màu đỏ, kích thước dao động từ vài mm đến vài cm. Những vết này có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể, thường gặp nhất ở bắp tay, chân, ngực và bụng. Những mảng sẩn này có thể thay đổi kích thước hoặc biến mất mà không để lại dấu vết.
- Ngứa da: Cơn ngứa thường xảy ra ở vùng da bị nổi nốt. Ngứa nghiêm trọng hơn vào ban đêm.
- Các triệu chứng khác: Ngoài phát ban và nổi sẩn ngứa, người bệnh có thể gặp phải các dấu hiệu khác như sưng tay chân, sưng lưỡi và họng, sưng môi hoặc tình trạng tím tái toàn thân, tiêu chảy, khó thở, và thậm chí sốc phản vệ.
Nổi mề đay khi trời lạnh là hiện tượng rất nhiều người gặp phải
Nguyên nhân nào gây nổi mề đay khi trời lạnh?
Lí do nổi mề đay khi trời lạnh chưa được làm rõ. Khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ lạnh sẽ phản ứng sản xuất histamine gây nên tình trạng mẩn ngứa, nổi đỏ trên da. Những người có tiền sử gia đình có bố mẹ, anh em cơ địa dị ứng cũng dễ bị bệnh.
Ngoài ra, trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc những người có bệnh lý nền hệ miễn dịch suy yếu cũng rất dễ mắc bệnh.
Biện pháp đơn giản điều trị nổi mề đay khi trời lạnh
Cách đơn giản nhất để giảm thiểu tình trạng nổi mề đay trong thời tiết lạnh là tránh tiếp xúc với các yếu tố có nhiệt độ thấp. Một số người có thể hoàn toàn khỏi bệnh sau 2-3 giờ sau khi cơ thể được giữ ấm.
Tuy nhiên, đối với những người bị nổi mề đay thường xuyên và kéo dài, kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng, việc điều trị là cần thiết.
Nốt mề đay có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau
1. Điều trị nổi mề đay khi trời lạnh bằng Tây y
Cho đến nay, chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn tình trạng nổi mề đay khi gặp lạnh. Các loại thuốc thường được chỉ định chủ yếu giúp làm giảm triệu chứng. Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như sau:
- Thuốc kháng histamin là lựa chọn phổ biến trong điều trị nổi mề đay, giúp làm giảm cảm giác ngứa và khó chịu trên da. Những loại thuốc kháng histamin thông dụng bao gồm loratadine, fexofenadine, levocetirizine, cetirizine, và desloratadine.
- Thuốc corticoid trong trường hợp bệnh nặng để giảm nguy cơ sốc phản vệ và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
- Nếu nổi mề đay liên quan đến các bệnh lý khác trong cơ thể, người bệnh có thể được kê thêm thuốc để điều trị căn nguyên bệnh lý.
Mặc dù thuốc Tây y mang lại hiệu quả trong việc làm giảm triệu chứng nổi mề đay do lạnh, nhưng việc tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm như rối loạn chuyển hóa, suy giảm chức năng tuyến thượng thận, hoặc rối loạn nhịp tim.
Dùng thuốc Tây trị mề đay đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ
2. Chữa nổi mề đay khi trời lạnh bằng bài thuốc dân gian
Nhiều người lo sợ các tác dụng phụ từ thuốc Tây y nên thường tìm đến những phương pháp dân gian để chữa trị tình trạng nổi mề đay do trời lạnh. Những biện pháp dân gian này thường sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, lành tính như lá khế hoặc lá kinh giới được giã nát, sao vàng và chà xát trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng.
Dưới đây là hai phương pháp dân gian phổ biến để chữa trị nổi mề đay do lạnh mà nhiều người áp dụng:
- Chữa nổi mề đay bằng lá khế: Bạn dùng 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch, sau đó vò nát và sao lên trên chảo nóng. Khi thấy lá khế chuyển sang màu vàng và khô lại thì tắt bếp rồi cho vào khăn sạch và tiến hành chườm lên vùng da bị nổi mề đay. Khi lá nguội, bạn có thể đảo nóng lại rồi tiếp tục chườm lên da nhiều lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu nước từ lá khế để tắm, giúp làm dịu các triệu chứng mề đay khi trời lạnh.
- Chữa nổi mề đay bằng kinh giới: Bạn dùng 1 nắm lá kinh giới, rửa sạch, sao nóng trên chảo cho đến khi khô và hơi se lại. Bạn bọc lá kinh giới vừa sao vào khăn hoặc vải mỏng, rồi chườm lên vùng da bị mề đay. Thực hiện cách này 1-2 lần mỗi ngày cho đến khi tình trạng mẩn ngứa giảm đi.
Tắm lá kinh giới giảm mề đay mẩn ngứa không gây tác dụng phụ
Bí quyết phòng ngừa nổi mề đay khi trời lạnh
Nổi mề đay trong thời tiết lạnh nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách có thể gây biến chứng nguy hiểm. Để phòng ngừa nổi mề đay tái phát, bạn hãy chú ý:
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh hoặc có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Hạn chế bơi lội trong thời tiết lạnh.
- Nếu có nguy cơ sốc phản vệ, hãy luôn mang theo epinephrine để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
- Thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể giúp giảm nguy cơ bị mề đay. Nên loại bỏ đá lạnh, đồ uống có cồn, kem, và tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thức ăn giàu đạm, và sữa động vật.
- Dưỡng ẩm da hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng da khô, ngứa.
- Khi bị nổi mề đay, hạn chế cào gãi để tránh làm tổn thương da. Để giảm ngứa, bạn có thể đắp khăn lạnh lên vùng da bị mề đay.
- Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và tập luyện thể thao đều đặn để nâng cao sức đề kháng, giúp phòng tránh các bệnh tật, bao gồm cả nổi mề đay.
Tạm kết
Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh và có biện pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng