Nổi mẩn ngứa mề đay vào mùa hè: Bí quyết đơn giản để phòng tránh
Nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa mề đay vào mùa hè
Nhiều người cho rằng nổi mề đay chỉ xảy ra vào mùa đông khi thời tiết lạnh và thay đổi thất thường. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trường hợp bị nổi mề đay mẩn ngứa vào mùa hè. Đặc biệt trong những năm gần đây, hiện tượng nổi mẩn ngứa mề đay gia tăng mùa nắng nóng do các nguyên nhân sau:
- Nhiệt độ thay đổi đột ngột: Sự thay đổi đột ngột từ môi trường nhiệt độ cao sang nơi nhiệt độ thấp khiến cơ thể không kịp thích nghi. Những vùng da hở chịu tác động trực tiếp dễ bị kích ứng, nổi mẩn ngứa.
- Thời tiết nắng nóng: Thời tiết nắng nóng khiến tế bào hô hấp hoạt động nhiều hơn và da tăng cường bài tiết mồ hôi. Việc tiếp xúc với khói bụi và nắng nóng dễ làm lỗ chân lông bị bít tắc, gây ra các mảng mề đay, mẩn ngứa.
- Ảnh hưởng từ tia UV: Tia cực tím có thể làm tổn thương tế bào da và biến đổi tính chất của protein, tạo thành những chất kháng nguyên lạ. Hệ miễn dịch nhận diện sai và gây dị ứng, nổi mề đay, ngứa ngáy.
- Mồ hôi, bụi bẩn, phấn hoa: Vào mùa hè, nhiều loài cây nở hoa và thụ phấn, phát tán phấn hoa trong không khí. Da nhạy cảm dễ bị kích ứng, sinh ra mẩn ngứa. Không khí mùa hè khô nóng, đặc biệt vào buổi trưa và đầu buổi chiều, cùng với nồng độ bụi cao làm làn da bị kích ứng và nổi mề đay.
- Bệnh lý mề đay Cholinergic: Mề đay Cholinergic là một thể của mề đay mãn tính, khởi phát do nhiệt độ cơ thể tăng cao và tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, xuất hiện nhiều mẩn đỏ và ngứa ngáy. Bệnh nếu không kịp thời xử lý có thể tái phát nhiều lần và dẫn đến nhiều biến chứng nặng khác.
Mề đay gây nổi nốt, ngứa ngáy rất khó chịu
Nổi mẩn ngứa mề đay vào mùa hè có sao không?
Tình trạng nổi mẩn và ngứa ngáy da vào mùa hè khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, bứt rứt cả ngày lẫn đêm. Kéo dài tình trạng này sẽ làm người bệnh mệt mỏi, suy giảm chất lượng cuộc sống. Đa số người bệnh thường xem nhẹ hiện tượng nổi mề đay mẩn ngứa vì nghĩ rằng bệnh sẽ tự hết.
Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị bệnh có thể kéo dài dai dẳng không dứt. Ngứa khiến người bệnh có hành động gãi liên tục làm da bị trầy xước, mất thẩm mỹ. Thậm chí, mẩn ngứa mề đay mãn tính còn có thể dẫn đến sốc phản vệ rất nguy hiểm.
Thay đổi thời tiết cùng với các yếu tố khác làm tăng dị ứng mề đay
Biện pháp điều trị mẩn ngứa mề đay vào mùa hè
1. Dùng thuốc Tây
Thuốc Tây y có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng và tiện lợi, nhưng chúng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nếu không dùng đúng cách hoặc lạm dụng. Vì vậy, người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Dưới đây là một số loại thuốc trị mẩn ngứa mà bạn có thể tham khảo:
- Thuốc Clorpheniramin: Thuộc nhóm kháng sinh Histamin H1, thuốc này sản sinh hoạt chất chống lại Histamin, nguyên nhân dẫn đến các phản ứng dị ứng của cơ thể.
- Thuốc Cetirizin: Có hai dạng là viên nén và dung dịch, thuốc này giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy.
- Thuốc trị mề đay Loratadin: Loại thuốc này cải thiện triệu chứng mề đay và mẩn ngứa, đặc biệt hữu ích khi cơ thể bị dị ứng.
- Thuốc Phenergan dạng bôi: Chứa thành phần Promethazine, thuốc này ngăn chặn phản ứng viêm do Histamin gây ra. Thường được dùng 3-4 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Thuốc bôi Eumovate: Với thành phần chính là Clobetasone butyrate, thuốc này chứa chất kháng viêm nhóm corticosteroid, giúp đẩy lùi triệu chứng mẩn ngứa.
- Thuốc bôi Mentholatum Jinmart: Xuất xứ từ Nhật Bản, thuốc này chuyên trị da mẩn ngứa, dị ứng, da nóng rát, mẩn đỏ, phát ban, vết côn trùng cắn, giúp làm dịu và chữa trị mẩn ngứa hiệu quả.
Thuốc uống hay thuốc bôi trị mề đay cần sử dụng theo đơn của bác sĩ
2. Điều trị mẩn ngứa mề đay bằng phương pháp dân gian
Từ lâu, các mẹo chữa nổi mề đay mẩn ngứa mùa hè trong dân gian đã được truyền miệng và vẫn được áp dụng rộng rãi. Dưới đây là một số cách phổ biến bạn có thể thử:
- Dùng nha đam: Bạn lấy 1 lá nha đam tươi, rửa sạch vỏ ngoài và gọt bỏ vỏ rồi dùng phần thịt bên trong, thoa lên vùng da bị nổi mẩn. Bạn massage nhẹ nhàng để nha đam thẩm thấu sau đó rửa sạch da với nước.
- Dùng lá khế: Bạn chuẩn bị 1 nắm lá khế to, rửa sạch rồi cho vào nồi nước đun sôi. Sau đó, bạn pha với muối trắng rồi tắm để giảm mẩn ngứa.
- Bột sắn dây chữa mề đay: Bạn pha khoảng 2 thìa bột sắn dây sạch với nước lọc (nếu bụng yếu, nên nấu chín). Bạn uống hoặc ăn vào buổi sáng để thanh nhiệt, giảm ngứa.
Uống bột sắn dây mỗi ngày giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm mẩn ngứa
Biện pháp phòng ngừa mẩn ngứa mề đay vào mùa hè
Để phòng ngừa mẩn ngứa mùa hè, bạn nên thực hiện theo những điều sau:
- Nắng nóng dễ làm cơ thể mất nước, do đó bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giữ ẩm cho làn da và hạn chế mẩn ngứa. Nếu bạn chơi thể thao hoặc thường xuyên hoạt động ngoài trời, bạn cần uống nhiều nước hơn.
- Ăn các loại thực phẩm giải nhiệt như cà chua, bí đao, củ cải, dừa,… giúp thanh lọc độc tố và tăng cường đề kháng, đặc biệt có ích cho những ai bị mẩn ngứa mùa hè. Bạn cũng có thể dùng các sản phẩm giải nhiệt, thải độc tố chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên như cây kinh giới, lá khế… để đun nước tắm vào mùa hè.
- Nắng nóng làm làn da dễ bị mẩn ngứa và nổi mề đay. Để khắc phục, bạn nên áp dụng các biện pháp chống nắng như bôi kem chống nắng, đeo khẩu trang, đeo kính râm và mặc trang phục chống nắng. Nếu đã bị mẩn ngứa, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng gay gắt từ 10-14 giờ, thời điểm mà tia cực tím hoạt động mạnh nhất.
- Mặc trang phục thoải mái, có chất liệu thấm hút tốt.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh dùng sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh hoặc thành phần gây kích ứng.
- Tránh các thực phẩm gây dị ứng như: Hải sản, thịt bò, thịt chó, đậu phộng,…
- Tập thể dục và thể thao điều độ để tăng sức đề kháng, ngừa mẩn ngứa và các bệnh ngoài da.
Nhóm thực phẩm làm tăng dị ứng, người bệnh nên hạn chế ăn
Tạm kết
Nổi mẩn ngứa mề đay vào mùa hè khiến nhiều người khó chịu, bứt rứt vì ngứa ngáy, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Mong rằng nội dung bài viết đã giúp bạn hiểu biết thêm về căn bệnh phổ biến này. Nếu mẩn ngứa mề đay kéo dài bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra, thăm khám và tư vấn điều trị.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng