Nổi mẩn ngứa mề đay vào ban đêm: Đi tìm nguyên nhân và biện pháp đẩy lùi cơn ngứa
Nổi mẩn ngứa mề đay ban đêm là gì? Có nguy hiểm không?
Nổi mẩn ngứa mề đay vào ban đêm là xảy ra khi các mao mạch dưới da phản ứng bất thường dẫn đến phù cấp. Người bị dị ứng sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, trên da xuất hiện mẩn đỏ hoặc các mảng xung huyết.
Bệnh nồi mề đay được chia thành 2 loại:
- Nổi mày đay cấp tính: Xuất hiện trong thời gian ngắn, chỉ kéo dài vài giờ hoặc vài ngày. Nguyên nhân có thể do tác nhân bên ngoài như thời tiết, lông động vật, thức ăn, thuốc,...
- Nổi mề đay mãn tính: Thời gian nổi mề đay dài hơn 6 tuần thường kèm theo triệu chứng sốt cao trên 40 độ, mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn. Nguyên nhân thường khó xác định hơn mề đay cấp tính khiến việc điều trị khó khăn hơn.
Mặc dù nổi mề đay vào ban đêm không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây ngứa ngáy, mất ngủ.Nếu không được điều trị kịp thời nổi mề đay có thể dẫn đến sưng phù lưỡi, mí mắt,… rất mất thẩm mỹ.
Mề đay khiến người bệnh ngứa ngáy, gãi nhiều, mất ngủ, mệt mỏi
Nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa mề đay vào ban đêm
Nguyên nhân chính gây nổi mề đay vào ban đêm hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số nghiên cứu cho rằng hàm lượng cytokine trong cơ thể giải phóng quá nhiều vào ban đêm, dẫn đến nổi mề đay và ngứa ngáy. Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố khác gây nổi mề đay vào ban đêm như:
- Dị ứng thời tiết: Đặc biệt trong thời điểm giao mùa, từ hè sang đông, khí hậu hanh khô và nhiệt độ giảm. Nếu cơ thể không được giữ ấm, dễ dẫn đến nổi mẩn đỏ và mề đay.
- Dị ứng phấn hoa: Cơ thể có phản ứng tự vệ bằng cách nổi mề đay, gây ngứa ngáy, khó chịu và có thể gặp các vấn đề về đường hô hấp.
- Dị ứng lông động vật: Lông động vật chứa nhiều loại vi khuẩn, khi tiếp xúc có thể gây phản xạ dị ứng.
- Dị ứng thực phẩm: Tôm, cua, nhộng, đậu phộng, sữa,… là nhóm thực phẩm khiến nhiều người bị dị ứng.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc tránh thai hàng ngày, penicillin, có thể gây phản ứng nổi mề đay.
- Do bệnh da liễu: Các bệnh như ghẻ, nấm có thể gây ngứa và nổi mề đay vào ban đêm.
- Do bệnh lý nền: Các vấn đề về gan, thận khiến độc tố không được đào thải ra ngoài, tích tụ trong cơ thể gây ngứa và nổi mề đay vào ban đêm.
- Các tác nhân khác: Quần áo không sạch, chế độ ăn uống thiếu khoa học, hệ miễn dịch kém, ….
Một số yếu tố gây mề đay
Nhận biết triệu chứng nổi mẩn ngứa mề đay vào ban đêm
Bệnh mề đay thường có một số dấu hiệu đặc trưng như sau:
- Ngứa da: Cảm giác ngứa dữ dội và dai dẳng, đặc biệt khó chịu vào buổi tối. Triệu chứng này có thể biến mất đột ngột nhưng nếu cào gãi, dấu hiệu bệnh sẽ kéo dài và có thể làm da bị tổn thương.
- Da nổi mẩn đỏ và phù nề: Da có thể nổi mẩn đỏ, phù nề nghiêm trọng và cảm giác đau rát. Nổi mẩn đỏ có thể gặp nhiều ở tay, chân, mặt, cổ,…
- Một số dấu hiệu khác: Có thể gây sốt nhẹ, nóng da,...
Trường hợp thấy nổi mẩn ngứa mề đay kèm theo chóng mặt, buồn nôn, khó thở, người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để can thiệp kịp thời. Khi phát hiện thấy nổi mề đay, người bệnh không nên cào, gãi để tránh bội nhiễm gây khó khăn cho điều trị.
Mề đay mạn tính có thể biến chứng nguy hiểm
Biện pháp dân gian đơn giản giảm nổi mẩn ngứa mề đay vào ban đêm
Nổi mẩn ngứa mề đay vào ban đêm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, mà còn có thể gây nguy hại đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Ngay khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dân gian dưới đây để giảm ngứa, giảm nổi mẩn:
1. Chữa mề đay bằng lá khế tươi
Tắm lá khế tươi là biện pháp giảm ngứa được nhiều người áp dụng
Lá khế có công dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, làm dịu da, giảm ngứa. Bạn hãy chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, đem rửa sạch rồi cho vào nồi, đổ thêm khoảng 2 lít nước vào để đun sôi. Bạn đun khoảng 10 phút rồi cho thêm 1 nắm muối biển vào rồi pha thêm nước lạnh để tắm. Áp dụng mỗi tuần 3 – 4 lần.
2. Cách chữa nổi mề đay bằng lá hẹ
Dùng lá hẹ giảm mẩn ngứa mề đay an toàn, hiệu quả
Lá hẹ là dược liệu có tác dụng chữa nổi mề đay rất tốt nhờ công dụng giải độc, chống viêm, kháng khuẩn. Thành phần trong lá hẹ còn chứa vitamin B và khoáng chất giúp làm sạch và phục hồi da.
Bạn dùng 1 nắm lá hẹ tươi, rửa sạch, cắt khúc rồi cho vào chảo sao vàng. Sau đó, bạn cho nguyên liệu vào khăn sạch mỏng và chườm lên vùng da bị mẩn ngứa.
3. Cách chữa nổi mề đay bằng gừng tươi
Tắm gừng tươi giúp giảm nổi mẩn, dịu da
Gừng chứa hàm lượng histamin dồi dào cùng các dưỡng chất có tác dụng chống dị ứng. Bạn chuẩn bị một ít gừng tươi, làm sạch, sau đó thái thành lát hoặc sợi. Bạn cho đường vào nồi, điều chỉnh độ ngọt theo khẩu vị. Khi nước sôi, cho gừng vào nồi, đun đến khi nước chuyển sang màu vàng. Bạn đun cho nước gừng còn khoảng 50ml, chia ra uống từ 2 đến 3 lần trong ngày.
Thay đổi lối sống, sinh hoạt: Phòng ngừa nổi mề đay tái phát
Nổi mề đay có thể tái phát nhiều lần trong đời. Để giảm nguy cơ bệnh quay trở lại, bạn nên chú ý:
- Tăng cường bổ sung trái cây và chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C, để tăng cường hệ miễn dịch.
- Lựa chọn đồ rộng, thoáng, tránh mặc đồ bó sát dễ gây kích ứng, nổi mề đay vào buổi tối.
- Khi thời tiết lạnh, chủ động giữ ấm và bôi kem dưỡng ẩm cho da.
- Người bị dị ứng phấn hoa nên tránh để hoa hoặc trồng hoa trong phòng ngủ.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ kiểm tra chức năng gan và thận, vì đây là cơ quan quan trọng trong việc đào thải độc tố.
- Thường xuyên rèn luyện để cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.
- Giữ gìn nơi ở, chăn gối sạch sẽ, tránh bụi bẩn gây dị ứng mề đay.
- Tránh thức ăn lạ, rượu bia, chất kích thích, thuốc lá và thực phẩm có nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
- Khi đang bị nổi mề đay dị ứng, tránh sử dụng mỹ phẩm, sữa tắm và hóa chất để không làm triệu chứng nghiêm trọng hơn.
- Tắm bằng nước ấm hoặc nước mát, không sử dụng xà phòng, sữa tắm có độ pH cao, và tránh tắm nước quá nóng.
- Tránh làm tổn thương da, tăng nguy cơ bội nhiễm và nhiễm trùng da.
Tạm kết
Nổi mẩn ngứa mề đay vào ban đêm thường không quá nghiêm trọng nhưng bạn không nên chủ quan mà cần điều trị sớm. Để nhận được sự hướng dẫn và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng của mỗi người, bạn có thể liên hệ hotline: 0975. 857. 257 để được tư vấn.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng