Nổi mẩn ngứa mề đay sau sinh: Nỗi ám ảnh của nhiều chị em
Nổi mề đay sau sinh là bệnh gì?
Nổi mề đay sau sinh còn được gọi là bệnh sản ngứa. Đây là căn bệnh rất phổ biến ở phụ nữ sau sinh, khi cơ thể vừa trải qua nhiều thay đổi và hệ thống miễn dịch yếu hơn. Sau khoảng 1-3 tháng sinh con, chị em có thể xuất hiện các triệu chứng mẩn ngứa, sưng phù giống như bị châm chích, gây cảm giác nóng rát, ngứa ngáy rất khó chịu. trạng này có thể xảy ra ở chị em sinh thường và sinh mổ.
Nổi mề đay sau sinh được chia làm 2 loại:
- Nổi mề đay cấp tính: Triệu chứng xuất hiện đột ngột và có thể giảm nhẹ hoặc biến mất sau vài ngày hoặc vài giờ. Đa số thường kéo dài dưới 6 tuần.
- Nổi mề đay mạn tính: Phụ nữ sau sinh có thể phải chịu đựng cảm giác ngứa và mẩn ngứa như bị châm chích dưới da trong thời gian dài, có thể tái phát nhiều lần trong tháng hoặc trong năm.
Nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời, vùng da nổi mẩn ngứa có thể bị nhiễm trùng do thói quen ngãi quá nhiều. Ngoài ra, mề đay còn đặc biệt nguy hiểm bởi có thể gây khó thở, sốc phản vệ, thậm chí kéo dài còn gây bệnh gan, bệnh tuyến giáp, hay các bệnh lý tự miễn khác cho mẹ bỉm sữa.
Nổi nốt sần, ngứa rát khó chịu là biểu hiện của bệnh mẩn ngứa mề đay sau sinh
Nguyên nhân nổi mề đay sau sinh là gì?
Mẹ sau sinh thường mắc phải nổi mề đay vì các nguyên nhân sau đây:
- Thay đổi nội tiết tố: Quá trình mang thai và sinh nở nồng độ hormone prolactin trong máu sẽ đột ngột gia tăng. Hormone này có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của estrogen và progesterone trong buồng trứng. Sự bất ổn này làm cơ thể dễ mắc nổi mề đay khi hệ miễn dịch giảm sức đề kháng.
- Tâm lý lo lắng, căng thẳng: Khoảng 60% phụ nữ sau sinh gặp vấn đề tâm lý do mệt mỏi sau sinh, áp lực chăm sóc con nhỏ và sự thay đổi trong hệ sinh học. Những stress này có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nổi mề đay mẩn ngứa.
- Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý: Nhiều chị em có tâm lý muốn bồi bổ để có nguồn sữa tốt cho trẻ, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn, đặc biệt là những thực phẩm giàu chất đạm, có thể làm suy yếu các cơ quan trong cơ thể và gây ra tình trạng phát ban, ngứa ngáy trên da do quá trình thải độc diễn ra chậm.
- Do thời tiết: Thời tiết cũng có thể góp phần vào việc mẹ sau sinh bị nổi mề đay, khi cơ thể nhạy cảm và khó thích nghi với các thay đổi thời tiết sau khi sinh.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc giảm đau và thuốc gây tê sử dụng trong quá trình sinh nở cũng có thể gây phản ứng phụ, gây ra các nốt mề đay và sưng phù trên da của phụ nữ sau sinh.
Một số nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa mề đay sau sinh
Triệu chứng nhận biết nổi mề đay sau sinh
Các triệu chứng của nổi mề đay sau sinh như sau:
- Da bị phát ban, nổi mẩn ngứa, sưng phù, có thể là các vết ngứa xuất hiện thành từng mảng nhỏ hoặc lan rộng khắp cơ thể.
- Các nốt mề đay có hình dạng và kích thước khác nhau, có thể nổi lên đỏ, cộm hoặc sưng nề so với vùng da bình thường.
- Những vết mề đay thường có màu trắng, hồng nhạt, khi chạm vào thường cảm thấy cứng, ngứa và không có mủ.
- Phụ nữ sau sinh thường cảm thấy ngứa, nóng rát trên da, các triệu chứng ngứa thường nghiêm trọng hơn vào ban đêm.
- Một số trường hợp có thể gặp phải sưng môi, phù mắt, hoặc phồng rộp ở các vùng sinh dục.
Ngoài ra, bệnh nổi mề đay sau sinh cũng có thể đi kèm với các triệu chứng như sốt nhẹ, tiêu chảy và đau nhức ở vùng da bị ảnh hưởng.
Dấu hiệu điển hình nhận biết bệnh nổi mẩn ngứa mề đay sau sinh
Nổi mề đay sau sinh có tự khỏi được không?
Theo các chuyên gia chuyên khoa, bệnh nổi mề đay sau sinh ở giai đoạn cấp tính có thể tự khỏi sau 1-2 tháng và thường không đe dọa đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời và triệt để, bệnh có thể nhanh chóng chuyển sang thể mãn tính, với thời gian điều trị kéo dài từ 4 đến 6 tháng, thậm chí có thể nhiều năm.
Bệnh mề đay mãn tính có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hoạt động hàng ngày của phụ nữ sau sinh. Bệnh có thể lan rộng vào máu và khó điều trị triệt để. Theo các nghiên cứu, các trường hợp mắc mề đay mãn tính thường cần nhiều thời gian phục hồi hơn so với bệnh mề đay cấp tính.
Đối với những người có di truyền mắc mề đay mẩn ngứa, khả năng tự khỏi bệnh thường rất thấp và bệnh thường tái phát theo chu kỳ khiến tâm lý rất mệt mỏi.
Tổng hợp các phương pháp chữa nổi mề đay sau sinh hiện nay
1. Điều trị bệnh nổi mề đay sau sinh bằng Tây y
Cách điều trị bệnh nổi mề đay sau sinh bằng thuốc Tây y giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị mề đay mẩn ngứa cho mẹ sau sinh. Các loại thuốc Tây y thường được sử dụng bao gồm:
- Kem bôi chứa menthol: Giúp làm mát và dịu da, giảm cảm giác ngứa, ban đỏ và sưng phù.
- Thuốc kháng Histamin H1: Như Mequitazine, Chlorpheniramine, Cyproheptadine, Cetirizine,… giúp tiêu sưng viêm, giảm các triệu chứng ban đỏ, ngứa và châm chích trên da.
- Corticoid: Dùng khi mề đay sau sinh đã trở thành mãn tính và không phản ứng với thuốc kháng Histamin H1. Tuy nhiên, chỉ sử dụng trong thời gian ngắn do tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phụ nữ sau sinh cần chú ý không nên tự ý mua thuốc Tây y về sử dụng mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được thăm khám cẩn thận và sử dụng loại thuốc phù hợp nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Chị em sau sinh không nên tự ý dùng thuốc, tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa và em bé
2. Trị nổi mề đay sau sinh bằng phương pháp Đông y
Theo Đông y, nguyên nhân bị nổi mề đay sau sinh là do ngoại tà xâm nhập vào cơ thể, kết hợp với thể trạng yếu và suy giảm nội tiết tố gây ra huyết táo, huyết nhiệt bùng phát ra bên ngoài cơ thể. Để điều trị ngứa và nổi mề đay sau sinh, việc sử dụng các loại dược liệu tự nhiên được coi là phương pháp lý tưởng và phù hợp với phụ nữ sau sinh.
Các triệu chứng như nổi mề đay, mẩn đỏ, phù nề, đau rát, ngứa ngáy,… sau sinh gây mệt mỏi và căng thẳng cho nhiều bà mẹ bỉm sữa, ảnh hưởng đến sức khỏe và việc chăm sóc con. Việc dùng thuốc Tây y có thể gây nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sữa mẹ cho con bú, trong khi các phương pháp chữa dân gian thường không đảm bảo liều lượng chính xác và dễ gây tái phát bệnh. Vì vậy, sử dụng các loại dược liệu tự nhiên để điều trị ngứa và nổi mề đay sau sinh được xem là giải pháp hoàn hảo và phù hợp cho phụ nữ sau khi sinh.
Thảo dược tự nhiên lành tính giúp hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, giảm mẩn ngứa mề đay
3. Chữa nổi mề đay sau sinh bằng phương pháp dân gian
Các loại lá khế, lá chè xanh, lá kinh giới, mướp đắng có tác dụng làm giảm ngứa ngáy ngoài da. Bạn có thể đun nước lá tắm hàng ngày để giảm bớt khó chịu, kích ứng da.
Tắm lá mướp đắng là một trong những biện pháp dân gian giúp giảm nổi mẩn ngứa hiệu quả
4. Thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng
Để đạt hiệu quả cao trong điều trị và hạn chế biến chứng của bệnh nổi mề đay sau khi sinh, người bệnh cần lưu ý:
- Nghỉ ngơi và thư giãn: Phụ nữ sau sinh cần có kế hoạch nghỉ ngơi và chăm sóc con cái hợp lý để tránh căng thẳng và mệt mỏi quá mức.
- Chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế ăn quá nhiều đường và đạm. Nên ăn các loại thực phẩm cân đối và khoa học.
- Vệ sinh nơi ở thường xuyên: Loại bỏ các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm mốc và côn trùng có thể gây ra mề đay mẩn ngứa.
- Uống đủ nước: Nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể thải độc và duy trì độ ẩm cho da. Có thể thay thế nước lọc bằng nước trái cây hoặc sinh tố giàu dinh dưỡng.
- Dưỡng ẩm cho da: Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp để giữ da luôn mềm mại và không bị khô, ngứa. Nên tư vấn thêm ý kiến từ bác sĩ để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
- Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát: Lựa chọn quần áo có khả năng thấm hút tốt để giảm ngứa và cải thiện sự thoải mái.
Tạm kết
Nội dung bài viết đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về bệnh nổi mề đay sau sinh. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nổi mề đay sau sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày chị em. Vì vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, chị em nên đi khám và điều trị sớm.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng