Mề đay có lây lan không? Biện pháp phòng ngừa nổi mẩn ngứa mề đay khi thay đổi thời tiết
Bệnh mề đay là gì? Triệu chứng nhận biết bệnh mề đay
Mề đay là một bệnh dị ứng ngoài da, xảy ra khi cơ thể phản ứng với các tác nhân gây dị ứng dẫn đến da phồng lên, phù nề tại chỗ và ngứa ngáy rất khó chịu. Mề đay có thể xuất hiện ở một vùng da nhỏ hoặc lan rộng ra nhiều khu vực cùng lúc.
Triệu chứng nổi mề đay như sau:
- Nổi ban, sẩn, mẩn đỏ trên da: Các nốt ban có thể xuất hiện ở một vị trí hoặc nhiều vùng khác nhau trên cơ thể, liên kết thành mảng với các kích thước không đồng đều và màu sắc không đều. Đặc điểm của nốt ban này là dạng sẩn, màu hồng hoặc trắng, phù nề, nổi rõ trên da.
- Vị trí nổi mề đay: Mí mắt, bàn tay, bàn chân, môi, bộ phận sinh dục, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp,…
- Ngứa: Vùng da bị nổi mẩn thường gây ra cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, đặc biệt nghiêm trọng hơn vào buổi đêm hoặc chiều tối. Càng gãi, cảm giác ngứa càng tăng, làm da bong tróc, chảy máu và dễ để lại sẹo.
Ngoài những triệu chứng điển hình trên, người bệnh cũng có thể gặp các vấn đề khác như: Đau khớp, nhức đầu, trụy tim, rối loạn tiêu hóa, sốt, thậm chí có thể khó thở, sốc phản vệ, trụy tim nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nốt mề đay ngứa ngáy xuất hiện dọc cánh tay
Giải đáp thắc mắc: Mề đay có lây lan không?
Nhiều người lo lắng không biết mề đay có thể lây lan từ người sang người không. Thực tế, mề đay không lây nhiễm. Bệnh mề đay liên quan đến sự giải phóng histamin, một thành phần trung gian trong phản ứng dị ứng khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng nên không lây lan.
Tuy nhiên, mề đay có thể tái phát nhiều lần trong đời. Ngoài ra, mề đay có tính di truyền. Ước tính khoảng 50 – 60% người mắc mề đay là do di truyền, trong gia đình có cha mẹ, người thân mắc bệnh thì thế hệ sau cũng có nguy cơ cao bị bệnh.
Nổi mề đay về cơ bản là lành tính, không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe. Trường hợp cấp tính có thể tự khỏi sau 1-2 giờ hoặc kéo dài đến 1-2 ngày. Tuy nhiên, nếu bị mề đay mạn tính, cơn ngứa sẽ dữ dội hơn, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày. Một số trường hợp mề đay nặng còn có thể gây nhiễm trùng da, sốc phản vệ, phù mạch, thở khò khè, sốt, khó nuốt, sưng cổ họng. Khi có triệu chứng bất thường, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay để để được điều trị kịp thời.
Mề đay gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng
Gợi ý cách đơn giản phòng ngừa mề đay mẩn ngứa
Để tránh bị mề đay, mẩn ngứa, bạn hãy chú ý tránh xa các tác nhân làm tăng nguy cơ kích ứng như:
- Thuốc, mỹ phẩm hoặc sản phẩm tẩy rửa: Các loại này có thể chứa thành phần hóa học gây hại cho da, làm tăng triệu chứng nổi mẩn, ngứa ngáy, khó chịu. Bạn nên xem kỹ thành phần trước khi chọn mua và sử dụng. Ưu tiên các sản phẩm có thành phần từ tự nhiên để giảm kích ứng.
- Bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi: Nên mặc ấm khi thời tiết chuyển lạnh để giữ ấm cơ thể, giúp chống lại sự tác động của không khí lạnh và tránh bị nổi mề đay.
- Tránh xa thực phẩm gây dị ứng: Các loại sữa, trứng, cá biển, tôm cua, sò, ốc, phô mai, và đồ hộp,…
- Tránh tiếp xúc với các chất như rơm rạ, phấn hoa, bụi nhà, bụi kho, lông vũ, khói,…
- Tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả kết hợp vận động thể dục thể thao để cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt.
Một số biện pháp đơn giản phòng ngừa mẩn ngứa mề đay
Tạm kết
Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc mề đay có lây không và có biện pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất. Mề đay không lây nhiễm nhưng có thể liên tục tái phát, thậm chí chuyển biến nặng, vì vậy bạn nên đi thăm khám và điều trị triệt để ngay khi phát hiện bệnh.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng