Mẩn ngứa ở cổ nhiều ngày không khỏi: Có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm không nên chủ quan
Mẩn ngứa ở cổ: Hiện tượng phổ biến
Mẩn ngứa ở cổ là tình trạng xuất hiện các nốt đỏ trên da vùng cổ kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Đặc điểm nốt mẩn là các đốm đỏ hoặc hồng có thể tạo thành mảng hoặc rải rác khắp xung quanh cổ. Kích thước của các nốt cũng không đồng đều kèm theo các triệu chứng:
- Cảm giác ngứa ngáy mạnh mẽ.
- Da vùng cổ có cảm giác nóng khi chạm vào.
- Khô da, nứt nẻ vùng da cổ.
- Đau cổ.
Mẩn ngứa ở cổ rất phổ biến, có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ở mọi lứa tuổi, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không được xử lý đúng cách.
Mẩn ngứa cổ có thể là dấu hiệu cảnh báo triệu chứng nguy hiểm
Nguyên nhân nào gây mẩn ngứa ở cổ?
Xuất hiện mẩn đỏ ngứa ở cổ có thể do các yếu tố bên ngoài không quá nghiêm trọng, nhưng cũng không nên bỏ qua khả năng đây là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn như:
1. Vệ sinh cổ không đúng cách
Việc không vệ sinh kỹ vùng da cổ có thể khiến bụi bẩn và mồ hôi tích tụ, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và vi rút phát triển. Ngược lại, người tắm quá nhiều hoặc sử dụng các chất tẩy rửa mạnh đều có thể khiến da cổ có thể bị khô, mất độ ẩm tự nhiên, dẫn đến ngứa ngáy khó chịu.
2. Do dị ứng thời tiết
Ngứa và đỏ cổ có thể do môi trường tác động, như phản ứng với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, các triệu chứng tương tự cũng có thể xuất hiện.
Thay đổi thời tiết đột ngột gây ngứa, nổi mẩn trên khắp cơ thể
3. Do tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng mẩn ngứa ở cổ như một tác dụng phụ. Mặc dù không phải ai dùng thuốc cũng gặp phải tình trạng này, nhưng các loại thuốc có thể gây mẩn ngứa bao gồm: Bactrim, Penicillin G, Norvasc, Plendil, Tenormin, Microzide,….
4. Do dị ứng
Dị ứng hóa chất, mỹ phẩm, bụi kim loại, lông thú cưng, côn trùng cắn, thực phẩm,… đều có thể gây mẩn ngứa ở cổ và nhiều vị trí khác trên cơ thể.
5. Bệnh da liễu
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây mẩn ngứa ở cổ là các bệnh lý da liễu như vảy nến, chàm, ghẻ, hoặc hắc lào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp nhiễm trùng, lan rộng mẩn đỏ, hoặc để lại sẹo. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, viêm da cơ địa và rôm sảy là những nguyên nhân thường gặp.
Dị ứng là nguyên nhân hàng đầu gây mẩn ngứa ở cổ, tay, chân
6. Bệnh gan
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc lọc và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Khi gan hoạt động không hiệu quả, chất độc tích tụ trong cơ thể có thể gây ra mẩn ngứa và nổi mẩn đỏ trên da. Các triệu chứng đi kèm có thể bao gồm chán ăn, vàng da, chảy máu chân răng, da dễ bầm tím và mệt mỏi. Mẩn ngứa do gan suy giảm thường tái phát nhiều lần.
7. Do bệnh lý
Một số bệnh lý khác cũng có thể dẫn đến mẩn đỏ ngứa ở cổ như: Thiếu máu, bệnh đa xơ cứng, tiểu đường,… đều có thể làm khô và ngứa da.
Bệnh nhân bị ngứa cổ do bệnh đa cơ cứng
Phương pháp chẩn đoán mẩn ngứa ở cổ
Để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa và mẩn đỏ, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp chẩn đoán sau:
- Khám lâm sàng: Quan sát các dấu hiệu trên da và tìm hiểu tiền sử bệnh, các loại thuốc, mỹ phẩm đang sử dụng, cũng như thực phẩm tiêu thụ gần đây.
- Test dị ứng da: Kiểm tra mức độ nhạy cảm của da và phát hiện các dị ứng tiềm ẩn.
- Test huyết thanh: Tiêm huyết thanh của bệnh nhân vào da để phát hiện các bệnh mãn tính.
- Xét nghiệm máu: Để tìm nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt hoặc bệnh tiểu đường.
- Xét nghiệm chức năng gan, thận, tuyến giáp: Được thực hiện nếu nghi ngờ nguyên nhân là do các bệnh lý tại các cơ quan này.
Sau khi xác định nguyên nhân bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Điều trị mẩn ngứa ở cổ: Cần xác định chính xác nguyên nhân
Việc điều trị mẩn ngứa ở cổ sẽ dựa trên nguyên nhân gây bệnh, tình trạng hiện tại và sức khỏe của bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp giúp giảm triệu chứng và cải thiện tình trạng:
1. Dùng thuốc Tây
Bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc phù hợp, và bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc. Một số loại thuốc thường được kê đơn gồm:
- Thuốc kháng histamine: Như Promethazin, Loratadin, Desloratadin để giảm phản ứng dị ứng. Tuy nhiên, một số thuốc có thể gây buồn ngủ nên cần cẩn trọng khi sử dụng trong giờ làm việc.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Như Pimecrolimus, Tacrolimus để kiểm soát các triệu chứng dị ứng nặng.
- Kem corticosteroid: Giảm viêm da.
Lưu ý: Chỉ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc kê đơn dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ
2. Quang trị liệu
Trong trường hợp mẩn ngứa mạn tính, phương pháp quang trị liệu có thể được áp dụng. Sử dụng ánh sáng cực tím với bước sóng phù hợp giúp giảm ngứa và kích thích da phục hồi.
3. Chữa mẩn ngứa ở cổ bằng dân gian
Một số phương pháp dân gian có thể áp dụng tại nhà với chi phí thấp, nhưng hiệu quả tùy thuộc vào từng người. Để đảm bảo an toàn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt khi áp dụng cho trẻ nhỏ.
- Chườm lạnh: Sử dụng túi đá hoặc khăn lạnh để giảm ngứa tạm thời, nhưng tránh chườm lên vết thương hở.
- Bột yến mạch: Giúp làm dịu da và giảm ngứa. Có thể hòa bột yến mạch vào nước tắm hoặc đắp trực tiếp lên da.
- Baking soda: Thêm 2 thìa baking soda vào nước tắm để giảm ngứa.
- Lá khế: Lá khế có thể giúp giảm mẩn đỏ. Giã nát lá khế với muối hạt và đắp lên vùng cổ.
- Rau má: Rau má có tác dụng giải độc và thanh lọc cơ thể. Uống nước rau má và đắp bã rau má lên vùng cổ bị ngứa.
Uống nước ép rau má giúp mát gan, thải độc tố, giảm ngứa da
4. Thay đổi sinh hoạt giảm mẩn ngứa
Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa mẩn ngứa ở cổ, chuyên gia khuyến nghị:
- Tránh chạm tay hoặc gãi mạnh lên vùng cổ vì có thể gây tổn thương và nhiễm trùng.
- Giữ vệ sinh cơ thể, tắm bằng nước ấm, tránh nước quá nóng.
- Sử dụng máy tạo ẩm để da không bị khô.
- Chọn sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ và thử trước trên cổ tay khi sử dụng sản phẩm mới.
- Mặc quần áo thoáng mát, làm từ chất liệu tự nhiên.
- Tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây trong khẩu phần ăn, hạn chế đồ uống có cồn.
- Cân bằng giữa công việc và cuộc sống, giảm căng thẳng.
Tạm kết
Mẩn ngứa ở cổ kéo dài, kèm theo ngứa dữ dội là những triệu chứng không thể chủ quan. Bạn mong muốn được chuyên gia hỗ trợ thêm để cải thiện mẩn ngứa, hãy liên hệ hotline: 0975. 857. 257.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng