Mẩn ngứa lòng bàn tay: Top 7 nguyên nhân phổ biến nhiều người gặp phải
Mẩn ngứa lòng bàn tay: Khi nào nguy hiểm?
Ngứa lòng bàn tay là hiện tượng xuất hiện những nốt đỏ nhỏ kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng này có thể gặp ở 2 tay và diễn ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Điều này khiến người mắc cảm thấy bồn chồn, khó chịu, đồng thời gây cản trở trong sinh hoạt hàng ngày.
Mẩn ngứa ở lòng bàn tay có thể đi kèm với các triệu chứng khác như:
- Xuất hiện nốt đỏ ở lòng bàn tay.
- Ngứa mức độ từ nhẹ nhàng đến dữ dội.
- Khô da, đóng vảy trên da.
- Da nứt nẻ.
- Nổi mụn nước trên bàn tay.
Tình trạng mẩn ngứa lòng bàn tay có thể xuất hiện vài ngày rồi tự khỏi. Nhưng cũng có trường hợp mẩn ngứa kéo dài rất khổ sở. Nếu mẩn ngứa liên tục tái phát, ngứa nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ và công việc, khiến cơ thể mệt mỏi,… thì bạn nên đi thăm khám để được bác sĩ xác định nguyên nhân và tư vấn điều trị.
Mẩn ngứa bàn tay kèm theo triệu chứng khô da, da bong tróc
Top 5 nguyên nhân phổ biến gây mẩn ngứa lòng bàn tay
1. Do dị ứng
Bàn tay tiếp xúc trực tiếp với các chất hóa học, bụi kim loại, nước có hàm lượng clo cao,… dẫn đến nổi mẩn ngứa lòng bàn tay.
2. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc điều trị có thể kích thích phản ứng quá mẫn của cơ thể, dẫn đến việc giải phóng một lượng lớn histamine, từ đó gây ra mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân và các vùng khác trên cơ thể.
Khi bị khô da tay, ngứa tay nghi ngờ do dùng thuốc bạn nên dừng uống và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa
3. Do thay đổi hormone
Những biến đổi nội tiết tố ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mang thai hoặc sau sinh có thể gây ra hiện tượng mẩn ngứa ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và cả vùng bụng do sự thay đổi đột ngột của hormone như estrogen.
4. Do bệnh da liễu
Một số bệnh da liễu cũng có thể là nguyên nhân gây mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bao gồm:
- Bệnh chàm: Đây là một bệnh lý không lây lan, gây ra mẩn ngứa và đôi khi nổi mụn nước, khiến da khô, phồng rộp.
- Bệnh vảy nến: Do sự sản sinh quá mức của các tế bào da, dẫn đến sự tích tụ thành các mảng trên da, gây ra mẩn ngứa ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và các khu vực khác như khuỷu tay, đầu gối, mặt.
- Bệnh ghẻ: Thường gây mẩn ngứa về đêm, đặc biệt ở trẻ em, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Bệnh do ký sinh trùng gây ra.
- Viêm da cơ địa: Đây là căn bệnh xuất hiện định kỳ, thường gặp ở trẻ nhỏ, gây ra mẩn ngứa ở lòng bàn tay, mặt và một số khu vực khác trên cơ thể.
Viêm da cơ địa là một trong những căn bệnh da liễu phổ biến ở mọi độ tuổi
5. Do bệnh về gan
Gan là cơ quan chịu trách nhiệm đào thải độc tố của cơ thể. Nếu chức năng gan suy giảm có thể khiến độc tố tích tụ gây nên ngứa da kèm theo triệu chứng cơ thể mệt mỏi, khô miệng, ăn uống kém, nước tiểu màu đậm,…. Một số bệnh phổ biến về gan bao gồm: Viêm gan, xơ gan, suy gan,…
6. Do ứ mật
Dịch mật góp phần lọc và đào thải độc tố tích tụ trong gan. Tuy nhiên có rất nhiều lý do khiến cho dòng chảy của mật bị tắc nghẽn dẫn đến ứ mật gây mẩn ngứa da. Một số bệnh thường gặp bao gồm: Hẹp ống mật, viêm đường mật, u đường mật,….
7. Bệnh tiểu đường
Khi lượng đường huyết trong máu tăng cao sẽ gây khô da, ngứa lòng bàn tay. Tình trạng này còn gặp phổ biến ở bàn chân. Nếu không được chăm sóc đúng cách có nguy cơ gây nứt da, lở loét khó lành.
Bàn tay nổi đỏ, bong tróc da của bệnh nhân tiểu đường
Cách đơn giản giảm mẩn ngứa lòng bàn tay
Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu nguyên nhân là bệnh lý, cần có phương pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Bạn nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa là điều tốt nhất.
Dưới đây là một số cách đơn giản giúp bạn giảm ngứa ở lòng bàn tay:
- Thường xuyên dưỡng ẩm cho da: Trong các trường hợp mẩn ngứa gây khô da, việc giữ ẩm cho da rất quan trọng. Bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm có thành phần từ thiên nhiên để cấp ẩm và không gây tác dụng phụ cho da.
- Chườm lạnh: Bạn sử dụng khăn lạnh hoặc chai nước đá để áp vào lòng bàn tay giúp làm dịu cơn ngứa dai dẳng.
- Ngâm tay bằng nước muối: Nước muối giúp sát khuẩn, làm mềm và giảm ngứa da. Bạn pha muối vào nước ấm và ngâm tay khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Uống trà thảo dược: Trà hoa cúc, lá tía tô, lá đơn đỏ,… đều được chứng minh có công dụng thanh nhiệt, đào thải độc tố, giảm ngứa da.
- Không tiếp xúc với hóa chất: Khi rửa bát hoặc lau dọn nhà cửa bạn nên đeo găng tay bảo vệ để giảm bớt tình trạng ngứa da. Khi sử dụng mỹ phẩm bạn cũng nên đặc biệt chú ý không sử dụng các sản phẩm có chứa hóa chất gây hại cho da.
Tạm kết
Mẩn ngứa lòng bàn tay gây phiền toái cho sinh hoạt và công việc hàng ngày. Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về da liễu, gan, tiểu đường,… rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, nếu tình trạng nổi mẩn, ngứa kéo dài bạn nên đến bệnh viện để làm các xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng