Điều trị viêm da cơ địa bằng Đông y: Kết hợp thảo dược lành tính chấm dứt nổi nốt, ngứa da
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa, có tên khoa học là Atopic dermatitis, là một bệnh da liễu liên quan đến yếu tố cơ địa, với các triệu chứng đặc trưng như da khô đỏ, ngứa, và xuất hiện các nốt tổn thương dạng chàm. Bệnh này có tính chất mãn tính, thường tái phát định kỳ trong năm và thời gian bùng phát có thể kéo dài hàng tháng. Viêm da cơ địa đặc biệt phổ biến ở trẻ sơ sinh.
Có nên chữa viêm da cơ địa bằng Đông y?
Viêm da cơ địa là một dạng tổn thương da mãn tính liên quan đến cơ địa dị ứng và yếu tố di truyền. Bệnh thường khởi phát từ khi còn nhỏ và rất dai dẳng, khó điều trị hoàn toàn. Y học hiện đại cho rằng viêm da cơ địa dễ bùng phát khi tiếp xúc với các yếu tố kích ứng như chất tẩy rửa, xà phòng, côn trùng, và kim loại. Ngược lại, Đông y cho rằng bệnh này là hệ quả của phong hàn xâm nhập vào cơ thể, kết hợp với phong nhiệt gây ra khí huyết uất kết, dẫn đến tích tụ độc tố và các triệu chứng trên da. Ngoài ra, bệnh còn có thể do dị ứng thức ăn có tính “hàn”, suy giảm chức năng gan thận, suy nhược thể trạng, căng thẳng tâm lý và nhiễm giun sán.
Các bài thuốc Đông y điều trị viêm da cơ địa không chỉ tập trung cải thiện triệu chứng mà còn điều hòa khí huyết, bồi bổ sức khỏe và giải phóng thấp nhiệt ứ trệ. Hầu hết các bài thuốc Y học cổ truyền đều sử dụng thảo dược từ thiên nhiên nên rất ít gây kích ứng, an toàn cao và hầu như không gây hại đến gan, thận khi sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, do tính tự nhiên của dược liệu, các bài thuốc Đông y thường có tác dụng chậm hơn và người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài để đạt được hiệu quả mong đợi.
Người lớn cũng có nguy cơ mắc viêm da cơ địa và biến chứng nặng nề hơn trẻ nhỏ
Top bài thuốc trị viêm da cơ địa theo Đông y
1. Bài thuốc Tiêu phong tán
Bài thuốc Tiêu Phong Tán có công dụng trừ phong thấp, thanh nhiệt và chống ngứa, thường được sử dụng cho các trường hợp viêm da mẩn đỏ, có nhiều mụn nước, rỉ dịch, phù nề, đau nhói và cảm giác ngứa ngáy.
- Nguyên liệu:
Quốc lão 4g Thuyền thoái 6g
Hắc phong tử 8g Phòng phong 8g
Tri loại 8g Thạch cao 8g
Tần quy 10g Kinh giới 10g
Khổ sâm 10g Thổ phục linh 12g
Sài đất 12g Tích tuyết hảo 12g
Sinh địa 12g Bồ công anh 12g
Thương truật 12g Kim ngân hoa 12g
10 gam khổ sâm
- Cách dùng: Bạn đem sắc thuốc lấy nước, uống ngày 3 lần sau khi ăn.
2. Bài thuốc Thanh dinh thang
Thanh Dinh Thang là bài thuốc trị được sử dụng trong nhiều trường hợp như dị ứng thức ăn, dị ứng lông động vật, thay đổi thời tiết và viêm da cơ địa.
- Nguyên liệu:
Đơn lá đỏ 12g Sài đất 12g
Mạch môn đông 12g Đẳng sâm 12g
Rau má 12g Ngân hoa 12g
Huyết sâm 10g Thoái cốt tử 8g
Hoàng liên 8g.
- Cách dùng: Bạn sắc lấy nước, uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.
3. Bài thuốc Kinh phòng bại độc tán
Bài thuốc Kinh phòng bại độc tán có công dụng tán phong, trừ thấp, thanh nhiệt, giải độc và cải thiện nhanh các triệu chứng do viêm da gây ra.
- Nguyên liệu:
Kinh giới hoa 4g Phòng phong 4g
Khương hoạt 4g Độc hoạt 4g
Tiền hồ 4g Sài hồ 4g
Chỉ xác 4g Cát cánh 4g
Xích phục linh 4g Xuyên khung 4g
Nhân sâm 2g Cam thảo 2g
Sinh khương 3 lát.
- Cách dùng: Bạn đem sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần.
Kết hợp các thảo dược tự nhiên mang lại hiệu quả trị bệnh tốt và không gây tác dụng phụ
4. Bài thuốc cao nghệ ráy dại
Bài thuốc cao nghệ ráy dại được sử dụng trong trường hợp viêm da cơ địa mạn tính, giúp làm mềm lớp da bị sừng hóa, giảm đáng kể tình trạng khô ráp, kích ứng, bong tróc và dày sừng của lớp bề mặt da.
Đặc biệt, với thành phần uất kim, ngoài việc giúp giảm ngứa, còn có khả năng phục hồi làn da bị tổn thương và giảm nguy cơ để lại sẹo.
- Nguyên liệu:
Củ ráy dại
Củ uất kim
Vẩy sáp ong
Dầu vừng (1 chén)
- Cách dùng: Bạn đem thái ráy dại và uất kim được làm sạch và thái thành từng lát mỏng khoảng 1 cm, sau đó đem nấu chung với dầu vừng cho đến khi cháy đen, rồi tắt bếp. Bạn tiếp tục đun hỗn hợp trên cho đến khi phần bã nổi lên mặt nước, sau đó vớt bã ra rồi cho vẩy sáp ong vào và đun cho đến khi hỗn hợp cô đặc lại. Bạn hãy sử dụng hỗn hợp trên để bôi lên vùng da cần điều trị sau khi đã được vệ sinh sạch sẽ. Thực hiện thường xuyên để thấy sự cải thiện tích cực trong tình trạng bệnh lý.
5. Bài thuốc Ráy dại hồng đơn cao
Bài thuốc ráy dại hồng đơn cao giúp tiêu viêm và giảm mẩn ngứa.
- Nguyên liệu: Hoàng đơn, Củ ráy và Dầu trẩu.
- Cách dùng: Bạn đem rửa sạch củ ráy sau đó thái thành từng lát mỏng. Bạn cho củ ráy và dầu trầu vào nồi để đun sôi cho đến khi dược liệu chuyển sang màu đen và nổi lên trên bề mặt thì bạn vớt hết phần củ ráy ra ngoài, cho hoàng đơn rang khô vào rồi dùng đũa khuấy đều. Bạn đun hỗn hợp cho đến khi cô đặc thành nhiệt, có hợp chất mịn ướt không dính tay. Lưu ý: Bạn có thể thêm chút nước bằng cách phun sương vào để khử chất độc, nhưng cần lưu ý vừa phun nước vừa khuấy hỗn hợp đều tay. Bạn vệ sinh da sạch sẽ trước khi bôi thuốc mỗi ngày một lần để cải thiện triệu chứng ngứa rát và hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
6. Bài thuốc Tiêu độc thang
Bài thuốc Tiêu độc thang được áp dụng cho trường hợp viêm da cơ địa cấp tính có hiện tượng bội nhiễm.
- Nguyên liệu:
Sài đất 30g Thổ phục linh 30g
Kim ngân hoa 30g Bồ công anh 30g
Ké đầu ngựa 30g.
- Cách dùng: Bạn cho các vị thuốc vào sắc, uống mỗi ngày 3 lần. Mỗi ngày dùng 1 thang.
7. Bài thuốc Tán độc bổ huyết
Tán độc bổ huyết giúp kháng viêm áp dụng cho những trường hợp trẻ bị viêm da cơ địa, rôm sảy, giải nhiệt, mát gan.
- Nguyên liệu: Lan tiên, Trúc diệp, Trúc căn, Sài đất, Đan sâm, Lôi công thảo.
- Cách dùng: Bạn làm sạch các dược liệu rồi cho vào ấm sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần.
8. Bài thuốc chống khuẩn tiêu độc
Bài thuốc này được sử dụng để chống khuẩn và tiêu độc cho những bệnh nhân mắc viêm da cơ địa, nổi mề đay, và mẩn đỏ.
- Nguyên liệu: 50g lá nam dương sâm khô
- Cách dùng: Bạn cho lá vào nồi sắc cùng 2 lít nước rồi đun cho đến khi cô đặc lại thì chia làm 3 lần uống trong ngày.
9. Bài thuốc thanh nhiệt, giảm viêm
Nếu bạn gặp phải chàm hoặc viêm da cơ địa do nhiệt gây ra, bạn có thể áp dụng bài thuốc này để cải thiện triệu chứng và giảm viêm nhiễm.
- Nguyên liệu: Thảo dược quốc thảo, Thương lang chủng, Kim ngân, Cúc nháp, Diếp hoang.
- Cách dùng: Bạn làm sạch các nguyên liệu rồi cho vào nồi sắc thuốc, chia làm 3 lần uống trong ngày.
10. Bài thuốc bôi nước lá bàng
Lá bàng có tác dụng giúp sát khuẩn vùng da bị tổn thương, thúc đẩy quá trình phục hồi da và làm giảm cảm giác ngứa ngáy.
- Nguyên liệu: 1 nắm lá bàng non và muối hạt.
- Cách dùng: Bạn rửa sạch lá bàng non rồi đem xay nhuyễn với muối hạt. Sau đó bạn lọc lấy nước cốt rồi bôi lên vùng da bị viêm da cơ địa. Áp dụng mỗi ngày 2 lần.
Bài thuốc đơn giản từ lá bàng giúp giảm viêm da cơ địa
Lưu ý khi áp dụng bài thuốc trị viêm da cơ địa bằng Đông y
Viêm da cơ địa có khả năng tái phát nếu vẫn tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng. Vì vậy, bạn hãy lưu ý:
- Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có thành phần dịu nhẹ, không gây kích ứng với da để giảm tình trạng da khô, nứt nẻ trong thời tiết giao mùa.
- Tránh sử dụng xà phòng, mỹ phẩm, sữa tắm khi da đang viêm để ngăn chặn tổn thương do dị nguyên gây ra.
- Tránh tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng, cũng như không nên tắm quá lâu để tránh làm mất nước và làm khô da.
- Mặc quần áo rộng rãi, cotton thoáng mát, dễ hút ẩm để giữ da luôn sạch sẽ và khô thoáng.
- Tránh căng thẳng và stress quá mức, vì nó có thể làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.
- Khi áp dụng các bài thuốc trị viêm da cơ địa bằng Đông y, cần kiên nhẫn thực hiện trong thời gian dài để cải thiện vùng da tổn thương và kiểm soát tình trạng bệnh lý.
Trong trường hợp tổn thương ngoài da lan rộng, cần sử dụng thuốc Tây để giảm triệu chứng nhanh chóng.
Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bài thuốc Đông y trong quá trình điều trị.
Hiệu quả của bài thuốc Đông y phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nếu không đạt hiệu quả như mong đợi, cần thay đổi phương pháp điều trị khác.
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bổ sung rau xanh, vitamin C từ rau củ và uống đủ nước mỗi ngày. Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm không tốt như chất kích thích, cafein, đồ cay nóng, đồ muối chua,...
Tạm kết
Bài viết đã tổng hợp cho bạn 9 bài thuốc trị viêm da cơ địa bằng Đông y và những lưu ý quan trọng giúp trị bệnh hiệu quả. Bạn hãy theo dõi thêm các bài viết của Khang Mạch Linh HSP để biết thêm về viêm da cơ địa và các căn bệnh viêm da phổ biến khác nhé.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng