Chữa viêm da cơ địa bằng cây sài đất: Dùng đúng cách hiệu quả cao
Chữa viêm da cơ địa bằng cây sài đất có tốt không?
Sài đất thuộc loại cây thuộc họ Cúc (Asteraceae), còn được gọi là Cúc nháp, hoa múc, hoặc húng trám. Sài đất thường mọc dại ở bờ ruộng, ven đường và trong các khu vườn hoang, đặc biệt là ở những nơi râm mát và ẩm ướt. Thân cây sài đất có màu xanh thẫm, được bao phủ bởi lớp lông tơ trắng và cứng. Hoa của cây sài đất có màu vàng tươi với nhiều cánh nhỏ, dễ nhận biết so với các loài hoa dại khác.
Theo Y học cổ truyền, sài đất có vị chua nhẹ, tính mát và chứa nhiều thành phần có lợi cho da, thường được dùng trong các bài thuốc trị mụn nhọt nhờ tác dụng giảm ngứa, giải độc và tiêu viêm hiệu quả. Y học hiện đại cũng khẳng định thành phần của sài đất chứa nhiều hoạt chất có dược tính mạnh như: Saponin, Caroten và Flavonoid. Đây đều là những thành phần có tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh, giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy và mẩn đỏ trên da. Cây sài đất cũng chứa Chlorophyll – loại chất diệp lục cô đặc có khả năng thúc đẩy quá trình phục hồi và chữa lành tổn thương da, ngăn ngừa nguy cơ thâm sẹo.
Chữa viêm da cơ địa bằng sài đất giúp giảm viêm, mẩn đỏ và ngứa ngáy trên da. Cây sài đất rất an toàn, không chứa chất độc tố, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.
Trị viêm da cơ địa bằng cây sài đất được nhiều người áp dụng thành công
Hướng dẫn 3 cách chữa viêm da cơ địa bằng cây sài đất
Bạn có thể tham khảo cách chữa viêm da cơ địa bằng cây sài đất như sau:
1. Đắp lá sài đất
Đắp lá sài đất giã nhỏ giúp giảm mẩn ngứa trên da
Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất để dùng cây sài đất chữa viêm da. Bạn đem rửa sạch lá cây sài đất rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút rồi đem giã nhuyễn với 10g muối trắng. Sau đó, bạn đem đắp hỗn hợp sài đất và muối lên vùng da bị tổn thương sau khi đã vệ sinh sạch sẽ. Bạn dùng băng gạc cố định và thay thuốc mỗi ngày một lần.
2. Tắm lá sài đất
Tắm lá sài đất an toàn cho trẻ nhỏ
Phương pháp này phù hợp cho những người bị viêm da cơ địa nặng, khi tổn thương đã lan rộng ra toàn cơ thể. Bạn chuẩn bị 1 nắm lá sài đất tươi, 10g ô liên rô và 10g ké đầu ngựa. Bạn đem rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước. Sau 10 phút, bạn đem pha loãng thành nước ấm để tắm, mỗi tuần áp dụng 1 – 2 lần.
3. Uống lá sài đất, kim ngân hoa và cây khúc khắc
Bài thuốc dùng sài đất chữa viêm da cơ địa hiệu quả
Để tăng hiệu quả của bài thuốc, bạn có thể kết hợp cây sài đất với hoa kim ngân và cây khúc khắc. Đây đều là những dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, lành tính và phù hợp cho người bị viêm da cơ địa.
Bạn dùng 30g cây sài đất, 20g cây khúc khắc, 15g hoa kim ngân rửa sạch, cho vào ấm sắc thuốc, đợi cô đọng còn khoảng 200ml thì chia làm 2 lần uống trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang.
Lưu ý khi chữa viêm da cơ địa bằng cây sài đất
Cây sài đất là một trong những mẹo dân gian phổ biến để chữa viêm da cơ địa. Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần chú ý một số điều sau đây:
- Chỉ sử dụng cây sài đất không lẫn tạp chất, không chứa hóa chất hay thuốc trừ sâu.
- Không áp dụng sài đất cho những vùng da có dấu hiệu mưng mủ hoặc áp xe do gãi nhiều hay vệ sinh không đúng cách.
- Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi để tránh chà xát làm tổn thương da thêm nghiêm trọng.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như bông cải xanh, cam, quýt, ớt Đà Lạt để tăng cường sức đề kháng cho da.
Tạm kết
Mong rằng bài viết đã giúp bạn biết cách chữa viêm da cơ địa bằng cây sài đất. Loại cây này rất dễ tìm và mang lại hiệu quả cao khi sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kì bài thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng