Chữa viêm da cơ địa bằng cây ngải dại: Bài thuốc hiệu quả nhưng rất ít người biết
Vì sao chữa viêm da cơ địa bằng cây ngải dại hiệu quả?
Ngải dại còn có tên khoa học là Artemisia Indica Willd, mọc hoang dã chủ yếu ở các vùng núi và nông thôn phía Bắc. Ngải dại có hình dáng giống cây ngải cứu, khiến nhiều người dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, thành phần và công dụng của hai loại cây này lại khác nhau hoàn toàn. Vì vậy, cần phân biệt chính xác ngải dại và ngải cứu để sử dụng đúng bài thuốc, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đặc điểm nhận biết cây ngải dại là phần thân và lá to hơn ngải cứu. Lá ngải dại trưởng thành có mặt trên màu lục nhạt, mặt dưới ít lông màu xám nhạt. Nếu là lá non, lông thường rất mỏng và nhạt. Ngoài ra, ngải dại có mùi hắc hơn so với ngải cứu.
Ngải dại có tính mát và vị đắng, giúp cơ thể thanh lọc và đào thải độc tố. Vì vậy, ngải dại thường được dùng để điều trị lở loét, ngứa da, viêm da. Nghiên cứu khoa học cũng cho thấy thành phần cây ngải dại chứa nhiều tinh dầu có công dụng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, và ngăn ngừa viêm nhiễm. Hoạt chất tinh dầu còn giúp giữ ẩm, cân bằng độ ẩm cho da, làm mềm da, cải thiện ngứa ngáy, khô ráp da. Một số hoạt chất của cây ngải dại còn có khả năng ức chế tế bào ung thư như: Ung thư phổi, gan, bạch cầu, đại tràng.
Cây ngải dại mọc hoang ở đồng ruộng
Hướng dẫn cách chữa viêm da cơ địa bằng cây ngải dại
Bạn có thể áp dụng phương pháp dùng cây ngải dại để điều trị viêm da cơ địa theo các cách như sau:
1. Tắm lá cây ngải dại
Tắm nước lá ngải dại giúp hết viêm, ngứa
Bạn dùng 1 nắm lá ngải dại tươi đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, bạn đem vò nát lá ngải dại, cho vào nồi, đổ ngập nước và thêm một chút muối hạt. Bạn đun sôi nồi nước lá ngải dại trong khoảng 15 phút, sau đó tắt bếp và để nước nguội rồi pha thêm nước sạch tắm hàng ngày.
2. Đắp cây lá ngải chữa viêm da cơ địa
Bạn rửa sạch 200g lá ngải rồi cho thêm 5g muối sạch vào cối giã nát để đắp lên vùng da bị bệnh. Bạn giữ nguyên trong vòng 30 phút rồi rửa sạch, thấm khô bằng khăn mềm.
3. Uống nước lá ngải
Nước lá ngải dại thanh nhiệt giải độc giảm ngứa
Bạn rửa sạch 20g lá ngải rồi cho vào nồi, đổ thêm 500ml nước vào. Bạn đun cho đến khi còn khoảng 200ml nước thì tắt bếp, lọc lấy nước uống ngày 3 lần.
Lưu ý khi chữa viêm da cơ địa bằng cây ngải dại
Sử dụng cây ngải dại thường xuyên có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng viêm da cơ địa, làm sạch da, loại bỏ các tế bào tổn thương và giảm các triệu chứng khó chịu trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và ngăn ngừa tái phát, người bệnh cần chú ý những điểm sau khi áp dụng phương pháp dân gian này:
- Vì đây là phương pháp dân gian, không mang lại kết quả tức thì, nên người bệnh cần thực hiện đều đặn từ 2-3 lần mỗi ngày và duy trì liên tục trong khoảng 10-15 ngày để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Tránh gãi vùng da bị bệnh vì gãi ngứa có thể gây trầy xước, tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm tình trạng viêm da nặng hơn.
- Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại và các yếu tố gây kích ứng như khói bụi, môi trường ô nhiễm, chất tẩy rửa có tính axit hoặc kiềm mạnh, để tránh làm da tổn thương thêm.
- Luôn duy trì vệ sinh cá nhân sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, làm từ chất liệu mềm mại và thấm hút tốt.
- Kết hợp sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm từ thiên nhiên để giúp da duy trì độ ẩm, mềm mại và tránh tình trạng khô ráp.
- Duy trì thói quen tập luyện thể dục với những bài tập phù hợp.
- Giữ tinh thần thư giãn, tránh căng thẳng và stress, vì những yếu tố này có thể kích thích viêm da cơ địa tái phát.
- Ăn uống lành mạnh, hạn chế các thực phẩm gây dị ứng, không uống rượu bia, tăng cường uống đủ nước và bổ sung rau xanh, hoa quả.
Tạm kết
Bài viết đã cung cấp cho bạn các bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng cây ngải dại – loại cây mọc hoang rất phổ biến ở đồng ruộng giúp làm dịu da, giảm mẩn, ngứa, khô da. Tuy nhiên, chữa bệnh bằng dân gian chỉ nên áp dụng cho những trường hợp nhẹ hoặc phối hợp với các biện pháp khác để mang lại hiệu quả. Để được dược sĩ của Khang Mạch Linh HSP tư vấn, quý khách vui lòng liên hệ hotline: 0975. 857. 257.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng