Chữa mề đay bằng Đông y: Top bài thuốc cực tốt, hết ngay mề đay, ngứa ngáy, khó chịu
Tìm hiểu quan niệm của Đông y về nguyên nhân gây mề đay
Trong Đông y, chứng mề đay được gọi là “Phong chẩn khối” hoặc “Tẩm ma chẩn” hình thành do các nguyên nhân sau:
- Do tiếp xúc với không khí lạnh hoặc môi trường có nhiệt độ cao, gây phong nhiệt, bùng phát mề đay.
- Do suy giảm chức năng gan, thận: Khi gan và thận không thể đào thải độc tố hiệu quả, các chất độc tích tụ trong cơ thể, gây ra phản ứng dị ứng dưới da.
- Do vệ khí bất hòa và tuần hoàn máu kém: Khi vệ khí không ổn định và tuần hoàn máu kém, các yếu tố ngoại tà dễ xâm nhập và uất tích ở da, gây ra nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.
- Suy giảm sức đề kháng: Hệ miễn dịch yếu khiến vi khuẩn và virus dễ dàng tấn công, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh mề đay phát triển
- Môi trường sống ô nhiễm: Hóa chất, bụi bẩn, và khói thuốc lá trong môi trường sống có thể kích thích bệnh mề đay.
- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: Chế độ ăn uống thiếu khoa học có thể góp phần gây bệnh.
- Cơ địa nhạy cảm: Những người nhạy cảm với thay đổi thời tiết hoặc protein trong hải sản và một số thực phẩm khác cũng dễ bị mề đay.
Mề đay mẩn ngứa khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
Top bài thuốc sắc điều trị bệnh mề đay theo Đông y
Dựa vào nguyên nhân và triệu chứng, Đông y phân loại bệnh mề đay thành 4 thể chính với phương pháp điều trị như sau
1. Bài thuốc trị mề đay do phong nhiệt
Thể phong nhiệt là dạng mề đay cấp tính thường gặp ở trẻ em. Đặc trưng của thể này là các nốt chẩn đỏ tươi trên da, gây cảm giác nóng rát và ngứa ngáy dữ dội. Các dấu hiệu khác bao gồm: sốt hoặc không sốt, khát nước, sợ lạnh, niêm mạc họng sưng đỏ, lưỡi có rêu trắng hoặc vàng, táo bón.
Để trị phong nhiệt cần kết hợp thanh nhiệt, sơ phong. Áp dụng một số bài thuốc như sau:
- Bài thuốc 1:
Lá đơn 10g Lộc cửu 10g
Liên kiều 10g Địa hoàng 10g
Bèo cái 10g Ngưu bàng 10g
Nhẫn đông 10g Phòng phong 6g
Xác ve sầu 6g Kinh giới 6g
Quốc lão 6g.
Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 3 lần, mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc 2:
Ngưu tầm thảo 20g Tầm tang 20g
Bạch thược 12g Đỗ phụ 12g
Sài hồ 12g Nhẫn đông hoa 20g
Quốc lão 12g Thạch xương hồ 16g
Thương nhĩ (quả ké) 16g Tang kí sinh 16g.
Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc 3:
Cát căn 16g Hoàng cầm 12g
Bồ công anh 16g Liên kiều 12g
Rau má 16g Hạ khô thảo 16g
Nhẫn đông hoa 12g Kinh giới 16g
Khúc khắc 16g Nam hoàng bá 16g
Ké đầu ngựa 16g.
Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang.
Đông y kết hợp nhiều dược liệu giúp thanh nhiệt, giảm ngứa
2. Bài thuốc trị mề đay thể phong hàn
Thể phong hàn có các triệu chứng như da nổi sẩn màu trắng, ngứa nhiều, lưỡi nhợt có rêu trắng, và mạch phù. Bệnh thường nặng hơn khi gặp điều kiện lạnh và giảm bớt khi thời tiết ấm áp.
Chữa mề đay do phong hàn cần khu phong, tán hàn. Áp dụng một trong số 4 bài thuốc sau:
- Bài thuốc 1:
Dùng quả Ké đầu ngựa đem phơi khô, nghiền thành bột mịn, mỗi lần dùng 1 – 2 gam Cách sử dụng: Ké đầu ngựa phơi khô, nghiền bột mịn. Mỗi lần lấy từ 1 – 2g uống với nước đun sôi để nguội. Ngày dùng 3 lần.
- Bài thuốc 2:
Đỗ nhược 8g Quế chi 8g
Lá đơn tướng quân 8g Thương nhĩ tử 16g
Đan sâm 12g Kinh giới tuệ 16g
Phòng phong 12g.
Cách dùng: Sắc thuốc ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc 3:
Tía tô 10g Kinh giới 10g
Ngọc thu 6g Sinh khương 8g
Hành củ 15g.
Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống vào sáng và chiều, khi bụng đói.
- Bài thuốc 4:
Tiêu lốt 12g Xương hồ 16g
Độc hoạt 12g Chiết căn 12g
Thương nhĩ tử 16g Thiên niên kiện 10g
Tế tân 12g Quốc lão 12g
Quế 8g Nghiệt bì 12g
Kinh giới 16g.
Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang.
3. Bài thuốc chữa mề đay thể huyết hư phong táo
Thể huyết hư phong táo là dạng mề đay mãn tính, với đặc điểm kéo dài và dễ tái phát. Các triệu chứng bao gồm: khô miệng, lưỡi đỏ, nóng ở lòng bàn tay và bàn chân, rêu lưỡi ít, ngứa da, mệt mỏi, thay đổi tính tình thất thường, dễ nổi nóng, và mạch đập yếu.
Phép trị cần trừ tà, nhuận huyết, tư âm. Áp dụng các bài thuốc sau:
- Bài thuốc 1:
Sơn dược 12g Mã đề nước 9g
Sơn thù 12g Đan bì 9g
Địa hoàng thán 24g Bạch linh 9g
Cách dùng: Cho tất cả dược liệu vào cối để giã nhuyễn, rây lấy bột mịn rồi trộn với mật ong, tạo thành các viên hoàn, bảo quản trong hũ thủy tinh. Mỗi ngày uống 8 – 12g chia làm 2 – 3 lần.
- Bài thuốc 2:
Bồ công anh 15g Song hoa 15g
Quốc lão 6g Trần bì 6g
Hoạt thạch 10g Hậu phác 6g
Hoàng cầm 10g Phục linh 10g
Thược dược 10g Bội lan 10g.
Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần.
Sử dụng dược liệu Đông y chữa mẩn ngứa hiệu quả và an toàn
4. Bài thuốc chữa mề đay thể di thực
Thể di thực của bệnh mề đay xuất hiện khi cơ thể bị dị ứng với thức ăn. Ngoài các triệu chứng nổi sẩn ngứa, người bệnh còn có thể gặp buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, khó tiêu, chán ăn, và đầy hơi.
Ngoài việc ngưng sử dụng các thực phẩm gây dị ứng, người bệnh cũng nên áp dụng bài thuốc sau:
Địa phu tử 10g Bạch tiễn bì 15g
Ngân hoa 12g Tiêu tân lang 10g
Lúc mạch 10g Kệ nội kim 10g
Cúc hoa 10g Bạch phục linh 10g.
Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần.
Top 3 bài thuốc Đông y chữa mề đay dạng đắp ngoài da
Để giảm bớt mẩn, ngứa trên da, bạn có thể áp dụng các bài thuốc Đông y bôi, đắp bên ngoài như sau:
- Bài thuốc bôi 1:
Gồm các vị thuốc: Lá bơ tòng, lá nam dương sâm, lá cây cù đèn, lá kinh giới, lá dâu, mỗi loại 1 nắm. Bạn rửa sạch thảo dược rồi cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước. Sau đó, bạn đổ ra chậu, pha thêm nước lạnh để tắm. Áp dụng mỗi tuần 2 – 3 lần.
- Bài thuốc 2:
Chuẩn bị: Lá gấc, lá rau má mỗi loại 50g. Bạn đem rửa sạch 2 loại lá rồi giã nát với 1 nắm muối biển. Sau đó, lọc lấy nước cốt để đắp lên da để làm mát da, hết nổi sẩn, ngứa.
- Bài thuốc 3:
Bạn dùng 2 củ gừng tươi, rửa sạch, giã nát để bỏ vào nồi nấu với 2 lít nước. Khi nước sôi, bạn cho 2 thìa muối ăn vào. Bạn đợi nước nguội rồi mang ra tắm.
Tắm nước gừng trị mề đay có thể áp dụng cho cả trẻ em rất hiệu quả
Tạm kết
Nội dung bài viết đã tổng hợp các bài thuốc uống và thuốc bôi chữa mề đay cho bạn tham khảo. Trước khi sử dụng bất cứ bài thuốc nào, bạn đi thăm khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để áp dụng trị đúng thể bệnh, tăng hiệu quả, không lo tái phát.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng