Chàm bội nhiễm: Đừng coi thường biến chứng nghiêm trọng nhất của chàm da
Chàm bội nhiễm là gì?
Bệnh chàm là hiện tượng da bị viêm gây kích ứng, sẩn ngứa, thậm chí có thể gây đỏ da, nổi mụn nước. Bệnh chàm có rất nhiều loại như: Viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, chàm tổ đỉa, viêm da tiết bã, viêm da thần kinh, viêm da ứ trệ,…. Trong đó phổ biến nhất là viêm da cơ địa.
Chàm bội nhiễm xảy ra khi da bị vi khuẩn, virus tấn công gây viêm nhiễm da. Ngoài ra, nguyên nhân gây chàm bội nhiễm còn do một số yếu tố khác gây nên như:
- Chủ quan trong điều trị chàm thông thường: Chàm là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, thường kéo dài và dễ tái phát nhưng không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Nhiều người chủ quan không điều trị sớm, khiến bệnh chuyển nặng và phát triển thành chàm bội nhiễm.
- Thói quen gây tổn thương da: Chàm thường đi kèm với ngứa, làm người bệnh thường xuyên gãi. Hành động này có thể làm vùng da bị tổn thương viêm loét nặng hơn, lan rộng và tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập.
- Vệ sinh da kém: Việc không vệ sinh da đúng cách hoặc lười tắm có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây chàm bội nhiễm.
- Lạm dụng thuốc Corticoid: Corticoid có tác dụng chống viêm, thường dùng để điều trị chàm. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc có thể khiến bệnh tái phát liên tục và làm tăng nguy cơ mắc chàm bội nhiễm.
- Hệ miễn dịch yếu: Người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, bà bầu và người cao tuổi có hàng rào bảo vệ da kém hiệu quả, dễ bị vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm.
Chàm bội nhiễm gây đau rát khó chịu
Dấu hiệu nhận biết chàm bội nhiễm là gì?
Chàm bội nhiễm có các triệu chứng tương tự như chàm thông thường, bao gồm da bong tróc gây ngứa và chảy dịch do gãi. Ngoài ra, bệnh còn có thể đi kèm với nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác, tùy vào đối tượng và độ tuổi.
Đặc điểm chàm bội nhiễm ở trẻ em:
- Trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm và sức đề kháng yếu hơn, nên nguy cơ mắc chàm bội nhiễm cũng cao hơn. Các dấu hiệu nhận biết gồm:
- Da ửng đỏ và xuất hiện các mụn nước nhỏ, thường tập trung ở mặt và cổ, sau đó lan ra các vùng khác như trán, cằm, má, nếp gấp đầu gối, nách,...
- Mụn nước có thể vỡ và đóng vảy, khi chạm vào cảm thấy xù xì như vảy cá.
- Thân nhiệt tăng cao, trẻ quấy khóc, biếng ăn, ngủ không ngon và chậm tăng cân,...
- Triệu chứng chàm ở trẻ nhỏ thường không rõ ràng như ở người lớn, nên ba mẹ cần chú ý đến những thay đổi bất thường trên cơ thể trẻ. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh, cần đưa bé đi khám ngay khi thấy trẻ quấy khóc liên tục, bỏ bú, hay vặn mình trong đêm.
Đau rát da do chàm bội nhiễm
Đặc điểm chàm bội nhiễm ở người lớn:
- Người lớn mắc chàm bội nhiễm có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
- Xuất hiện mụn nước màu đen, đỏ hoặc đỏ tía trên mặt và vùng da cổ, sau đó lan ra các bộ phận khác như tay, chân, lưng,...
- Cảm giác ngứa kèm đau tại các vùng da có mụn nước.
- Có thể kèm theo sốt cao, sưng hạch bạch huyết, mệt mỏi, ớn lạnh,...
Biến dạng vùng da chân do chàm bội nhiễm
Chàm bội nhiễm có lây không, có nguy hiểm đến tính mạng không?
Khác với chàm thông thường, chàm bội nhiễm có thể lây từ người này sang người khác nếu nguyên nhân gây bội nhiễm là do virus, vi khuẩn. Vì vậy, ngay khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu của chàm bội nhiễm, bạn cần chủ động cách ly, tránh tiếp xúc với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, và những người có hệ miễn dịch yếu.
Chàm bội nhiễm là biến chứng ngoài da nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại sẹo thâm hoặc thậm chí gây nhiễm trùng giác mạc dẫn đến mù lòa. Trong một số trường hợp nặng, virus có thể tấn công não, phổi và gan, gây suy nội tạng và dẫn đến tử vong. Do đó, việc phát hiện và điều trị kịp thời các triệu chứng chàm bội nhiễm là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ và những người có tiền sử bệnh lý về da.
Chàm bội nhiễm tàn phá da nghiêm trọng
Tổng hợp phương pháp điều trị chàm bội nhiễm
1. Điều trị chàm bội nhiễm bằng Tây y
Nguyên nhân chính gây ra bệnh chàm là do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn và virus có hại từ môi trường. Vì vậy, thuốc kháng virus là một phần không thể thiếu trong các phương pháp điều trị theo Tây y. Đối với những trường hợp chàm bội nhiễm do nhiễm trùng thứ phát, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc kháng sinh.
Tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, giảm ngứa và thuốc kháng histamin để kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
Một số loại thuốc Tây thường dùng để điều trị chàm bội nhiễm bao gồm:
- Thuốc kháng virus: Dùng cho những trường hợp chàm bội nhiễm do vi khuẩn Herpes Simplex. Acyclovir là loại thuốc thường được sử dụng, nhưng cần tránh dùng ở những người mắc bệnh về gan và thận.
- Thuốc kháng sinh: Như Beta-lactam, phù hợp cho các trường hợp chàm bội nhiễm do nhiễm trùng thứ phát.
- Thuốc kháng histamin: Loratadin giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy do chàm bội nhiễm.
- Thuốc giảm đau và hạ sốt: Tùy vào mức độ viêm nhiễm, người bệnh có thể được kê thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol để điều trị các triệu chứng như đau nhức cơ thể, sốt nhẹ.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số loại thuốc điều trị chàm bội nhiễm có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, bạn nên tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ và không tự ý thay đổi liều lượng thuốc.
Dùng thuốc trị chàm da bội nhiễm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ
2. Điều trị chàm bội nhiễm bằng Đông y
Các bài thuốc Đông y sử dụng chủ yếu là các nguyên liệu tự nhiên có dược tính cao và tương đối lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng. Khi xuất hiện các triệu chứng như da mẩn đỏ, ngứa và chảy dịch, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc sau:
- Bài thuốc số 1: Chuẩn bị các dược liệu như Ké đầu ngựa, Húng trám, Linh thảo, Thổ phục linh và Kinh giới. Rửa sạch, sắc với khoảng 1 lít nước đến khi còn 300ml. Người lớn uống mỗi ngày 30-40ml, trẻ em dùng 15-20ml/ngày tùy theo cơ địa.
- Bài thuốc số 2: Chuẩn bị Hoa kim ngân, Hoàng cầm, Nghiệt mộc, Dã hòe, Hoạt trạch, Phục long, Bắc tiên bì, Toái cốt tử, sắc uống mỗi ngày một thang.
- Bài thuốc số 3: Sử dụng các vị thuốc Sơn mẫu đơn, Phục linh, Hoàn tiền, Mộc thông, Mã đề, Đại đao tử, Sinh địa, Thương truật, Hoàng bá. Đun với 1 lít nước đến khi còn khoảng 300ml, chia làm 3-4 lần uống mỗi ngày khi nước còn ấm.
Nếu các nốt chàm đã lan rộng, người bệnh có thể kết hợp thêm một số dược liệu như Thuyền thoái, Chi tử, Long đờm thảo... tùy theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Chữa chàm bội nhiễm bằng Đông y an toàn, lành tính
3. Chữa chàm bội nhiễm bằng dân gian
Ngay cả khi được điều trị kịp thời, người bị chàm bội nhiễm vẫn có nguy cơ cao để lại sẹo thâm, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến cuộc sống. Vì vậy, trong quá trình điều trị, bạn có thể áp dụng thêm một số phương pháp sau:
- Điều trị chàm bằng tỏi: Chuẩn bị một củ tỏi tươi, lột vỏ và chia thành các tép nhỏ. Giã nhuyễn tỏi rồi bọc trong một miếng vải và vắt lấy nước cốt. Bạn thoa nước cốt tỏi trực tiếp lên vùng da bị chàm và massage nhẹ nhàng trong 5-10 phút, sau đó để qua đêm hoặc ít nhất 60 phút trước khi rửa lại bằng nước sạch.
- Trị chàm bội nhiễm bằng dầu dừa: Dầu dừa giúp giảm bong tróc, tạo độ ẩm và phục hồi da. Bạn thoa một lượng nhỏ dầu dừa lên vùng da bị chàm, để qua 1 tiếng rồi rửa lại bằng nước. Để có kết quả tốt nhất, nên áp dụng cách này hàng ngày cho đến khi tình trạng da cải thiện.
- Trị chàm bằng củ riềng: Giã nát 3 củ riềng tươi, đun cùng nửa lít nước trong 30 phút trên lửa nhỏ. Sau khi hỗn hợp nguội, lấy nước cốt riềng bôi lên vùng da bị chàm. Hỗn hợp có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng lâu dài.
Củ giềng hỗ trợ trị chàm da hiệu quả
Chế độ ăn uống – sinh hoạt cho người mắc chàm da bội nhiễm
1. Lưu ý trong sinh hoạt
Chàm bội nhiễm có thể ảnh hưởng đến nhiều đối tượng với mức độ khác nhau. Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu, người bệnh cần chú ý đến việc chăm sóc tại nhà để đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số nguyên tắc cần tuân thủ:
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Hạn chế sử dụng hóa chất, mỹ phẩm và các chất gây kích ứng da, vì chúng có thể làm tăng tổn thương da và dễ gây sẹo thâm.
- Không gãi hay chà xát vùng da bị tổn thương: Điều này có thể làm tình trạng nhiễm trùng và viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn.
- Chọn trang phục thoải mái: Sử dụng quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt để tránh cọ xát và làm tổn thương da.
- Giữ vệ sinh cá nhân: Tắm rửa thường xuyên, giặt sạch quần áo, chăn màn, và vỏ gối để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và virus.
- Chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh: Giữ cho cơ thể bé luôn mát mẻ, sử dụng quần áo thoáng mát và cắt móng tay hoặc đeo bao tay để tránh bé gãi vào vùng chàm, gây viêm loét.
- Chăm sóc bà bầu bị chàm bội nhiễm: Không tự ý sử dụng thuốc, vì một số loại thuốc có thể gây hại cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Dưỡng ẩm da cải thiện chàm cho bé
2. Chế độ ăn uống cho người bệnh
Bên cạnh các phương pháp điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi. Nếu không chú ý đến chế độ ăn uống, các triệu chứng có thể trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Theo các chuyên gia da liễu, người bị chàm nên tránh những thực phẩm sau:
- Thực phẩm dễ gây kích ứng da: Hải sản, thực phẩm giàu gluten, động vật có vỏ, sữa và các sản phẩm từ sữa động vật.
- Thực phẩm chứa nhiều coban và niken: Thịt hộp, socola, các loại đậu thông thường có thể kích hoạt viêm nhiễm ngoài da.
- Thực phẩm chế biến sẵn: Chứa nhiều chất phụ gia và chất bảo quản, có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thực phẩm chứa nhiều đường: Bánh kẹo ngọt, nước có gas có thể làm tăng nồng độ insulin, gây cản trở cho quá trình điều trị chàm bội nhiễm.
Người bệnh nên tăng cường ăn nhiều rau xanh hoa quả để tăng đề kháng giảm triệu chứng của chàm da
Ngoài ra, người mắc chàm da bội nhiễm nên bổ sung các thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu vitamin A, E, B, C, D: Các loại rau củ như cà chua, cải bó xôi, cà rốt, gấc, cam, rau bina, quýt, và ổi đều là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ quá trình phục hồi da, làm mờ sẹo thâm và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Thực phẩm chứa acid béo có lợi: Hạt lanh, cá hồi là những nguồn cung cấp acid béo tốt, giúp giảm thiểu các phản ứng viêm nhiễm trên da.
- Thực phẩm giàu kẽm: Sự thiếu hụt kẽm có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus tấn công, đặc biệt là trong các trường hợp bị chàm bội nhiễm. Vì vậy, nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, cacao, hạnh nhân.
Tạm kết
Chàm bội nhiễm có thể tiến triển nhanh và gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, ngay khi phát hiện triệu chứng chàm da, bạn hãy đến cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm và điều trị kịp thời.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng