Biến chứng bệnh thận do viêm mao mạch dị ứng và phác đồ điều trị mới nhất
Viêm mao mạch dị ứng: Dễ biến chứng bệnh thận
Viêm mao mạch dị ứng còn được gọi là ban xuất huyết Schonlein-Henoch (HSP) có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở trẻ em và người trẻ tuổi. Thống kê cho thấy khoảng 50% trường hợp bệnh nhân trước 5 tuổi và 75% trong độ tuổi từ 3-10 tuổi mắc viêm mao mạch dị ứng. Trong đó, tỷ lệ tổn thương thận dao động từ 20% - 100%, trong đó người lớn bị nặng hơn trẻ em.
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng biến chứng về thận ở người mắc viêm mao mạch dị ứng như:
- Ban xuất huyết dai dẳng và chảy máu đường tiêu hóa, đặc biệt khi kèm theo đau bụng dữ dội, là những dấu hiệu bệnh đang tiến triển nặng, có thể dẫn đến viêm thận.
- Một số yếu tố gen đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của viêm thận do viêm mao mạch dị ứng, bao gồm các gen như: C1GALT1, nitric oxide tổng hợp (iNOS), enzym chuyển đổi angiotensin, interleukin 8, HLA-B35.
- Nồng độ angiotensinogen có liên quan rõ ràng đến viêm thận HSP và có thể là dấu ấn sinh học quan trọng trong tiến triển của bệnh IgAV.
Bệnh thận là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm mao mạch dị ứng
Dấu hiệu nhận biết biến chứng bệnh thận
Viêm thận do viêm mao mạch dị ứng là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Đa số biểu hiện của viêm thận thường âm thầm, khó phát hiện và dễ tiến triển thành viêm cầu thận cấp hoặc hội chứng thận hư.
Các triệu chứng của bệnh thận do viêm mao mạch dị ứng bao gồm:
- Đái ra máu (có thể là đái máu đại thể hoặc vi thể): Là biểu hiện phổ biến nhất, thường lành tính và có thể kéo dài đến 6 tháng sau khởi phát.
- Phù chân.
- Tăng huyết áp.
- Protein niệu mức độ thay đổi từ nhẹ đến ngưỡng hội chứng thận hư, viêm thận.
Dấu hiệu nhận biết thận hư
Chẩn đoán bệnh thận do viêm mao mạch dị ứng
Theo hướng dẫn của Liên đoàn châu Âu chống bệnh thấp khớp và Hiệp hội bệnh thấp khớp trẻ em châu Âu (EULAR/PReS) năm 2010, để chẩn đoán viêm thận HSP (viêm thận IgAV), cần đáp ứng một tiêu chuẩn chính và ít nhất một tiêu chuẩn phụ:
- Tiêu chuẩn chính: Ban xuất huyết thường xuất hiện ở vùng dưới cơ thể, đặc biệt là chân.
- Tiêu chuẩn phụ bao gồm:
+ Đau bụng lan tỏa.
+ Viêm khớp hoặc đau khớp.
+ Sinh thiết thận cho thấy có lắng đọng IgA tại tổn thương.
+ Tổn thương thận: Protein niệu > 0,3 g/24h hoặc tỷ lệ albumin/creatinin trong nước tiểu (mẫu nước tiểu buổi sáng) > 30 mmol/mg và/hoặc tiểu máu > 5 hồng cầu/vi trường hoặc ≥2 (+) trên dipstick.
Viêm thận do viêm mao mạch dị ứng được chia làm 3 mức độ như sau:
- Mức độ nhẹ: GFR (mức lọc cầu thận) bình thường và protein niệu nhẹ hoặc trung bình.
- Mức độ trung bình: Tổn thương thận trên sinh thiết thận chiếm 50% và GFR giảm hoặc protein niệu nặng, dai dẳng.
- Mức độ nặng: Protein niệu dai dẳng theo các tiêu chuẩn sau: Pro/cre niệu > 250 mg/mmol trong 4 tuần; Pro/cre niệu > 100 mg/mmol trong 3 tháng; Pro/cre niệu > 50 mg/mmol trong 6 tháng.
Triệu chứng viêm cầu thận
Phác đồ điều trị viêm thận do viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em
Hiện tại chưa có phác đồ điều trị thống nhất cho biến chứng viêm thận do viêm mao mạch dị ứng và cũng chưa có bất kì phương pháp điều trị nào được chứng minh là hiệu quả tuyệt đối. Phác đồ điều trị cần linh hoạt thay đổi phù hợp với diễn biến bệnh.
Một số loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm:
- Viêm thận nhẹ: Sử dụng thuốc Corticosteroid đường uống.
- Viêm thận trung bình: Kết hợp Corticosteroid đường uống hoặc Methylprednisolon tiêm. Đồng thời tham khảo sử dụng: Azathioprine, Mycophenolate mofetil, Methylprednisolon đường tiêm.
- Viêm thận nặng: Sử dụng Cyclophosphamide tiêm mạch, tiêm Methylprednisolon và uống Corticosteroid.
Trường hợp bệnh nhân đi tiểu ra máu vi thể đơn thuần hoặc tiểu đạm nhẹ - trung bình không dai dẳng, không cần điều trị ngay, chỉ cần theo dõi sự tiến triển của bệnh.
Tạm kết
Viêm thận do viêm mao mạch dị ứng là biến chứng nguy hiểm có thể gây tổn thương thận vĩnh viễn. Khi mắc viêm mao mạch dị ứng, người bệnh nên đi thăm khám thường xuyên để được theo dõi, chẩn đoán chức năng thận và có biện pháp điều trị sớm.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng