Bí quyết phòng ngừa viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em bất kì ai cũng nên biết
Tìm hiểu viêm mao mạch dị ứng là gì? Vì sao trẻ em dễ mắc bệnh?
Viêm mao mạch dị ứng còn có tên gọi khác là ban xuất huyết Schoenlein – Henoch được xếp vào nhóm bệnh tự miễn gây viêm các mạch máu nhỏ trên cơ thể. Bệnh này thường gặp ở trẻ từ 3 đến 10 tuổi, xuất hiện quanh năm nhưng đạt đỉnh điểm vào mùa đông và mùa xuân. Người lớn cũng có thể bị viêm mao mạch dị ứng nhưng tỷ lệ ít hơn.
Trẻ em là nhóm độ tuổi hệ miễn dịch chưa ổn định nên dễ mắc các bệnh lý tự miễn, trong đó có viêm mao mạch dị ứng. Mặc dù nguyên nhân gây bệnh chưa được khẳng định rõ, nhưng các nghiên cứu cho thấy một số yếu tố làm kích phát hệ miễn dịch gây phản ứng bất thường, dẫn đến viêm mao mạch dị ứng như:
- Do nhiễm virus (EBV, viêm gan C, Parvovirus, Adenovirus, Thủy đậu, Rotavirus) hoặc vi khuẩn (Mycoplasma, Helicobacter pylori, lỵ trực khuẩn, thương hàn).
- Phản ứng của hệ miễn dịch sau khi tiêm vắc xin.
- Do bị côn trùng đốt, dị ứng thực phẩm,….
- Do phản ứng sau khi dùng các loại thuốc như: Ampicillin, erythromycin, penicillin, quinine,…
Đôi chân xuất huyết dày đặc vì viêm mao mạch dị ứng
Triệu chứng viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em: Khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu
Viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em có thể được phát hiện qua các dấu hiệu lâm sàng như sau:
- Xuất huyết ở da: Đặc trưng bởi các nốt ban đỏ dạng xuất huyết, giống như vết muỗi đốt, có thể xuất hiện dày đặc hoặc rải rác trên hai cẳng chân, quanh mắt cá chân, mông, đùi, cẳng tay và toàn thân.
- Sưng đau khớp: Trẻ có biểu hiện đau, sưng khớp gối, cổ chân, khớp cổ tay, bàn ngón tay và khuỷu tay. Phần lớn đau tập trung ở khớp gối và khớp cổ chân. Đau nhức khớp thường kéo dài vài ngày.
- Xuất huyết tiêu hóa: Khoảng 70 – 80% bệnh nhân bịđau âm ỉ quanh rốn, đau thượng vị, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân đen, thậm chí có thể biến chứng gây tắc ruột, lồng ruột, nhồi máu, thủng đại tràng và viêm tụy cấp.
- Tổn thương thận: Bệnh nhân có triệu chứng đái ra máu, phù chân, viêm cầu thận, suy thận mạn, hội chứng thận hư.
Tổn thương thận là biến chứng nghiêm trọng nhất. Viêm cầu thận, suy thận cấp, hội chứng thận hư có thể khiến người bệnh phải lọc thận nhân tạo suốt đời. Ngoài ra, viêm mao mạch dị ứng còn có thể gây nên một số biến chứng khác như: Nhồi máu cơ tim, xuất huyết phổi hoặc tràn dịch màng phổi, thậm chí có nguy cơ tử vong.
Một số triệu chứng điển hình của viêm mao mạch dị ứng
Bí quyết phòng ngừa viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em
Dựa vào các yếu tố nguy cơ gây bệnh, bác sĩ khuyên cha mẹ nên lưu ý một số biện pháp phòng ngừa viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em như sau:
- Đảm bảo trẻ tránh bị côn trùng đốt và không để trẻ nhiễm lạnh.
- Tránh để trẻ tiếp xúc các yếu tố gây dị ứng như: Thức ăn, côn trùng, lông thú,…
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, quần áo, đồ chơi và đồ dùng sinh hoạt của trẻ.
- Người chăm sóc nên rửa tay trước khi bế hoặc chế biến thức ăn cho trẻ.
- Không tự ý dùng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, mà phải theo đơn của bác sĩ.
- Thường xuyên vệ sinh mũi miệng, da, nhà cửa, đồ chơi và đồ dùng của trẻ.
- Cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin, rau xanh, hoa quả để tăng hệ miễn dịch.
- Cho phép trẻ vận động, vui chơi, luyện tập thể dục thể thao để sức đề kháng được tăng cường.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường rau xanh hoa quả để hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh
Tạm kết
Mong rằng nội dung bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức để phòng ngừa viêm mao mạch dị ứng cho trẻ. Viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em là căn bệnh khá phổ biến, thường bùng phát vào mùa Đông – Xuân. Viêm mao mạch dị ứng cũng có thể tái phát nhiều lần và tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm đến thận. Nếu bạn đang nghi ngờ trẻ mắc viêm mao mạch dị ứng nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng