Bệnh viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Cách chăm sóc da ngừa sẹo nhanh nhất
Bệnh viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?
Viêm da tiếp xúc là căn bệnh da liễu phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng viêm và tổn thương da khi tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng. Khi mắc bệnh này, bạn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu nên thường gãi để giảm bớt cơn ngứa. Vì vậy, băn khoăn bệnh viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không là thắc mắc chung của rất nhiều người.
Việc viêm da tiếp xúc có để lại sẹo hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là mức độ tổn thương da và quá trình chăm sóc cũng như điều trị. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm khi tổn thương da còn nhẹ và chưa có tổn thương thứ phát, việc kiểm soát triệu chứng thường diễn ra nhanh chóng. Trong trường hợp này, da sẽ mau lành và hiếm khi để lại sẹo sau điều trị.
Ngược lại, nếu bệnh không được điều trị đúng cách và người bệnh thường xuyên cào gãi, tổn thương do viêm da tiếp xúc có thể lan rộng, dẫn đến tổn thương thứ phát và nhiễm trùng da. Khi đó, nguy cơ để lại sẹo là rất cao. Nếu bệnh tiến triển gây bội nhiễm mà không được kiểm soát kịp thời có thể gây hoại tử da. Những vết sẹo lớn sau đó thường rất khó phục hồi và chỉ có thể khắc phục bằng phẫu thuật hoặc điều trị bằng laser.
Viêm da tiếp xúc gây khô da, da bong tróc, mẩn ngứa
Hướng dẫn chăm sóc da ngăn ngừa sẹo cho người mắc bệnh viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc chỉ để lại sẹo nếu tổn thương da trở nên nghiêm trọng và không được điều trị kịp thời, đúng cách. Để phòng ngừa nguy cơ sẹo do viêm da tiếp xúc, bạn cần lưu ý các điểm sau:
1. Tránh cào gãi hay chà xát vùng da tổn thương
Viêm da tiếp xúc thường gây ngứa và khó chịu, dễ khiến bạn có thói quen cào gãi hay chà xát để giảm ngứa. Tuy nhiên, hành động này có thể làm tổn thương da trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến viêm loét và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Điều này khiến da dễ để lại sẹo sau khi điều trị. Do đó, để ngăn ngừa sẹo, hãy tránh cào gãi hoặc chà xát lên vùng da bị viêm.
Gãi làm tăng nguy cơ gây sẹo trên da
2. Vệ sinh da hàng ngày
Việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm rất quan trọng để giảm thiểu tình trạng viêm da. Đối với những bệnh nhân đã có tổn thương da viêm, việc tắm còn giúp loại bỏ vảy tiết và vi khuẩn, đặc biệt hữu ích trong trường hợp có nhiễm trùng thứ phát.
3. Dưỡng ẩm da hàng ngày
Da khô là triệu chứng phổ biến ở những người mắc viêm da dị ứng tiếp xúc, do đó việc dưỡng ẩm là rất cần thiết. Dưỡng ẩm không chỉ giúp bảo vệ làn da mà còn được xem là một phần quan trọng trong quá trình điều trị. Nghiên cứu đã chứng minh rằng việc thường xuyên dưỡng ẩm giúp giảm nguy cơ tái phát tổn thương và giảm nhu cầu sử dụng corticosteroid tại chỗ đối với những người mắc bệnh.
Dưỡng ẩm da hàng ngày giảm bớt khô da
4. Lựa chọn sữa tắm, xà phòng phù hợp
Người mắc viêm da tiếp xúc nên sử dụng các loại sữa tắm, nước rửa bát, xà phòng có công thức từ thiên nhiên, giảm kích ứng da. Việc dùng sữa tắm có thành phần kháng khuẩn thường không cần thiết vì hiệu quả diệt khuẩn của các chất này chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và bị hạn chế.
5. Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe làn da và giúp da phục hồi sau tổn thương. Bổ sung vitamin và khoáng chất từ rau quả tươi có thể tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ tái tạo tế bào da mới, giúp da nhanh lành hơn. Chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp giảm nguy cơ sẹo thâm, làm cho da sáng và đều màu.
Hãy hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm dễ gây viêm và tăng nguy cơ sẹo, chẳng hạn như thịt bò, rau muống, hải sản, hay thực phẩm chứa nhiều gia vị và chất béo.
Bổ sung vitamin C giúp chống sẹo, giảm viêm da
Tạm kết
Thắc mắc viêm da dị ứng tiếp xúc có để lại sẹo không đã được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cụ thể. Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị, bệnh nhân cũng cần chú ý thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống, dưỡng da hàng ngày để đẩy lùi viêm da dị ứng tiếp xúc và không để lại sẹo.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng