Bệnh mề đay Cholinergic là gì? Có nguy hiểm không? Có cần điều trị không?
Mề đay Cholinergic là bệnh gì?
Mề đay Cholinergic là tình trạng da phát ban do kích thích vật lý, nhiệt độ, hoặc do tuyến mồ hôi. Thuật ngữ “cholinergic” đề cập đến phần da bị ảnh hưởng bởi chất dẫn truyền thần kinh acetylcholin. Acetylcholin tác động làm co giãn mạch máu và giảm nhịp tim, gây ra phát ban và ngứa ngáy trên da.
Vùng da phát ban có thể lan rộng hoặc không, tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh. Những nốt phát ban này thường tự biến mất sau khoảng nửa giờ nhưng có thể tái phát theo đợt. Khoảng cách giữa các lần phát ban và mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Do đó, không nên chủ quan khi thấy vết mẩn đỏ tự khỏi mà bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra, làm rõ nguyên nhân và tránh tái phát.
Nổi mề đay kèm theo mẩn ngứa khó chịu
Bệnh mề mề đay Cholinergic có nguy hiểm không?
Bản chất tình trạng mề đay không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp mạn tính dẫn đến sốc phản vệ cần phải được cấp cứu kịp thời. Ngoài ra, mề đay Cholinergic mạn tính có thể để lại sẹo thâm do da tổn thương lâu ngày. Phụ nữ mang thai mắc bệnh này có nguy cơ sinh non, cần được chú ý đặc biệt.
Dấu hiệu nhận biết bệnh mề đay Cholinergic
Mề đay Cholinergic thường xuất hiện ngay sau khi cơ thể gặp các yếu tố tác động gây bệnh. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, với các biểu hiện nhận biết bao gồm:
- Da ngứa, đỏ.
- Nóng rát, mẩn, sưng đỏ.
- Cảm giác da ẩm ướt.
- Bệnh nhân còn có thể bị đau đầu, tiêu chảy, nôn, và sốt.
Hiện tượng nổi phát ban chủ yếu xuất hiện ở mặt, cổ, cánh tay và khu vực mông. Các biểu hiện này thường kéo dài trong vài chục phút rồi tự hết, nhưng có thể tái phát thường xuyên và gây sốc phản vệ. Khi có các biểu hiện dưới đây người bệnh nên tới bệnh viện để kiểm tra, thăm khám ngay:
- Sốt cao, sưng đau họng, ngủ ngáy, khó thở.
- Nổi mẩn liên tục nhiều ngày không thuyên giảm.
- Trẻ nhỏ bị mề đay kèm theo tiêu chảy, buồn nôn, bỏ bú mẹ.
- Phụ nữ mang thai ngứa da nhiều về đêm.
- Bề mặt da bị xước, chảy máu hoặc tụ dịch.
Bệnh mề đay có thể gặp ở mọi độ tuổi
Nguyên nhân gây bệnh mề đay Cholinergic là gì?
Nguyên nhân chính xác của mề đay Cholinergic vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố có thể làm gia tăng tình trạng bệnh như sau:
- Toát mồ hôi nhiều: Các hoạt động tăng sinh nhiệt như tắm nước nóng, xông hơi, sốt, ăn cay, và lao động cường độ cao khiến cơ thể toát mồ hôi và gây triệu chứng mề đay Cholinergic.
- Nhiệt độ môi trường: Khi nhiệt độ môi trường quá cao so với cơ thể, quá trình thoát nhiệt bị ảnh hưởng, gây ra phản ứng nổi mề đay.
- Nhiễm ký sinh trùng: Bị nhiễm giun, sán có thể kích hoạt phản ứng tự vệ của cơ thể, dẫn đến phát ban Cholinergic.
- Dùng thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh và thuốc viêm đường uống có thể gây tác dụng phụ dẫn đến phát ban Cholinergic.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh mề đay Cholinergic là ai?
Thực tế, bất kì ai cũng có thể bị bệnh mề đay Cholinergic, đặc biệt là các đối tượng sau:
- Trẻ nhỏ đang hoàn thiện hệ miễn dịch hoặc ở độ tuổi dậy thì.
- Phụ nữ mang thai bị căng thẳng và có nội tiết tố thai kỳ không ổn định.
- Người dị ứng với nhiều loại thức ăn, mạt bụi, hoặc bị côn trùng cắn.
- Bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp, bệnh tuyến giáp, hoặc lupus.
- Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường nóng bức.
- Những gia đình có nhiều thế hệ bị mề đay.
Phân loại bệnh mề đay Cholinergic dựa vào nguyên nhân
Chẩn đoán bệnh mề đay Cholinergic có khó không?
Để xác định chính xác tình trạng mề đay Cholinergic, bạn cần trải qua các kiểm tra lâm sàng và cận lâm sàng. Sau khi tìm hiểu tiền sử bệnh án, nếu nghi ngờ bệnh nhân bị mề đay Cholinergic, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm công thức máu: Xét nghiệm này nhằm xác định lượng bạch cầu đa nhân ái toan. Nếu chỉ số này tăng, bệnh nhân có thể bị nổi mề đay do nhiễm ký sinh trùng.
- Prick test: Phương pháp lẩy da này được áp dụng khi nghi ngờ nguyên nhân gây bệnh là do bụi phấn hoa, mạt bụi, hoặc lông thú.
Phương pháp điều trị bệnh mề đay Cholinergic
Khi đã xác định bị mề đay Cholinergic, tùy vào mức độ nặng nhẹ và tình trạng bệnh, bác sĩ có thể tư vấn một số phương pháp điều trị phổ biến như:
1. Dùng thuốc Tây
Các loại thuốc thường được chỉ định trị mề đay bao gồm:
- Kháng Histamin: Giảm dần các triệu chứng bệnh và kiểm soát tình trạng mẩn ngứa da.
- Thuốc kiềm chế mồ hôi: Thuốc chứa montelukast hoặc methantheline bromide giúp kiểm soát mồ hôi và hạn chế phát ban.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc ức chế miễn dịch, sử dụng tia UV, hoặc thuốc chẹn beta. Người bị nhẹ nên dùng kem bôi dưỡng ẩm hoặc thuốc chống dị ứng lành tính.
Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
2. Thuốc Đông y trị mề đay Cholinergic
Chữa mề đay Cholinergic bằng y học cổ truyền rất lành tính và an toàn. So với thuốc Tây, thời gian điều trị thường lâu hơn nhưng ít gây tác dụng phụ. Đông y hướng đến điều trị căn nguyên gây bệnh, giúp ngăn ngừa tái phát từ gốc rễ. Các bài thuốc thường dùng gồm:
- Trị mề đay do tăng nhiệt: Dùng cây Ké đầu ngựa, Kinh giới, Tầm gửi, Rau má phơi khô, rửa sạch và sắc nước uống trong ngày. Uống liên tục 10 ngày nếu thấy giảm phát ban, sưng ngứa.
- Trị mề đay do huyết hư: Dùng bài thuốc gồm: Bạch thược, Xích thược, Huyền sâm, Đương quy sắc nước uống trong ngày. Uống liên tục 15 ngày cho đến khi hết tái phát bệnh.
- Trị mề đay do khí trệ: Dùng Chỉ thực, Ngũ vị tử, Cam thảo sắc nước uống hàng ngày, dùng khoảng 10 ngày.
Đông y có nhiều dược liệu bổ huyết, tăng cường chức năng gan, thận, giảm mẩn ngứa mề đay
3. Cách giảm mẩn ngứa mề đay tại nhà
Với những người mới mắc hoặc phát ban nhẹ, có thể khắc phục tại nhà bằng cách:
- Dùng lô hội: Vệ sinh vùng da bị mề đay rồi thoa gel lô hội lên. Gel lô hội chứa nhiều vitamin E, giúp làm dịu cơn ngứa, làm mềm da và tăng đề kháng.
- Sử dụng bột yến mạch: Pha bột yến mạch thành hỗn hợp sệt và đắp lên vùng da bị bệnh. Sau khoảng 10 phút, rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ vi khuẩn và cặn bẩn.
- Dùng baking soda: Sau khi làm sạch da, rửa lại bằng dung dịch baking soda. Tính kiềm của baking soda giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh trên da.
Dùng backing soda hỗ trợ làm dịu da, giảm ngứa
Ngoài các phương pháp trên, người bệnh cũng cần chú ý:
- Tránh làm việc trong môi trường nhiệt độ quá cao hoặc vận động mạnh lâu dẫn đến đổ mồ hôi.
- Loại bỏ các món ăn cay nóng khỏi thực đơn, thay vào đó là nhóm thực phẩm có tính hàn.
- Tắm nước ấm vừa đủ và giữ vệ sinh da tốt.
- Tập thể dục nhẹ nhàng bằng các bài yoga, thiền, kết hợp nghe nhạc.
- Tránh thức ăn gây dị ứng và các loại thực phẩm chứa phụ gia, chất bảo quản; không uống rượu, không ăn động vật có vỏ.
- Hạn chế dùng các loại thuốc Tây bôi ngoài da hoặc không sử dụng liên tục trong thời gian dài.
Tạm kết
Mề đay Cholinergic không chỉ gây khó chịu ngoài da, mà còn có thể tiến triển nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống. Do đó, không nên chủ quan với các tác nhân gây bệnh và nên chủ động khám bác sĩ khi có dấu hiệu phát ban lâu ngày không khỏi. Để được tư vấn thêm về bệnh mề đay, dị ứng, bạn hãy liên hệ hotline: 0975. 857.257 để được hỗ trợ.
-
Viêm mao mạch dị ứng nên ăn gì? Top thực phẩm quen thuộc hỗ trợ giảm xuất huyết dị ứng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng cho người mắc... -
Phân loại mề đay: Nhận diện đúng, điều trị chuẩn, không lo tái phát
Mề đay là tình trạng da xuất hiện những nốt sẩn phù kèm theo vầng đỏ, gây ngứa ngáy khó... -
Viêm da cơ địa mùa hanh khô: Bùng phát, dai dẳng, khó chữa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho... -
Vì sao viêm da dị ứng tái phát nhiều lần? Lưu ý chế độ sinh hoạt ngăn chặn viêm da
Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường tái... -
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước là bị gì? Có tự khỏi được không?
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu như chàm tổ... -
5 cách chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế siêu tiết kiệm, không lo kích ứng da
Chữa mẩn ngứa mề đay bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Lá khế... -
Điểm danh 10 cách đơn giản giảm mẩn ngứa mề đay cho bà bầu an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẩn ngừa mề đay là căn bệnh rất nhiều bà bầu phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi.... -
Mẹ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có nên cho con bú không?
Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh con là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Mẹ bị... -
Bị dị ứng có nên kiêng tắm gội không? Câu trả lời chuẩn nhất từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng dị ứng, nhiều người thường lo ngại rằng việc tiếp xúc với nước hoặc tắm... -
Bị mẩn ngứa mề đay có cần kiêng nước không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Người ta thường cho rằng tiếp xúc với nước khi đang bị nổi mề đay có thể làm cho tình...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Viêm mao mạch dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mẩn ngứa
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng